| Hotline: 0983.970.780

Lưu ý sâu bệnh trên cây chè, cây cà phê ở phía Bắc

Thứ Tư 13/03/2024 , 17:24 (GMT+7)

Trung tâm BVTV phía Bắc (Cục Bảo vệ thực vật) lưu ý một số đối tượng sinh vật gây hại trên cây chè và cà phê tại các tỉnh phía Bắc.

Kiểm tra sâu bệnh trên chè. Ảnh: Vân Đình.

Kiểm tra sâu bệnh trên chè. Ảnh: Vân Đình.

Đối với cây chè, bọ xít muỗi diện tích nhiễm 537ha (cao hơn 352ha so với cùng kỳ năm trước),  trong đó nặng 1ha, phòng trừ 50ha, phân bố tại Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Nội. Rầy xanh diện tích nhiễm 217ha (thấp hơn 13ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó nặng 1ha, phòng trừ 146ha, phân bố tại Thái Nguyên, Yên Bái. Bọ cánh tơ diện tích nhiễm 138ha (thấp hơn 13ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó đã phòng trừ 85ha, phân bố tại Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Nội. Nhện đỏ diện tích nhiễm 31ha, phòng trừ 20ha, phân bố tại Thái Nguyên. Bệnh phồng lá diện tích nhiễm 28ha (thấp hơn 41ha so với cùng kỳ năm trước), phòng trừ 32ha, phân bố tại Yên Bái, Hà Nội.

Phun thuốc cho chè. Ảnh: Vân Đình.

Phun thuốc cho chè. Ảnh: Vân Đình.

Đối với cây cà phê, đối tượng rệp sáp, rệp vảy diện tích nhiễm 72ha (cao hơn 7ha so với cùng kỳ năm trước), phòng trừ 3ha, phân bố tại Điện Biên, Sơn La. Bệnh thán thư diện tích nhiễm 15ha, phòng trừ 10ha, phân bố tại Sơn La. Bệnh khô cành diện tích nhiễm 119ha, phòng trừ 8ha, phân bố tại Điện Biên. Bệnh gỉ sắt diện tích nhiễm 37ha (cao hơn 12ha so với cùng kỳ năm trước), phân bố tại Điện Biên.

Dự báo trong 1 tuần tới, trên cây chè, rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh phồng lá hại nhẹ. Trên cây cà phê, rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt tiếp tục hại. Các địa phương và cơ quan chuyên môn cũng như nông dân cần phải theo dõi chặt chẽ, tổ chức phun trừ những nơi có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh hại cao.

Xem thêm
Cô gái trẻ nuôi gà mát tay

ĐẮK NÔNG Mới 30 tuổi, cô gái này không chỉ chăm sóc vườn cà phê hơn 1ha mà còn khá thành công với mô hình nuôi gà quy mô thuộc loại lớn.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.