| Hotline: 0983.970.780

Malaysia nguy cơ mất an ninh lương thực trong ngắn hạn

Thứ Tư 23/08/2023 , 09:50 (GMT+7)

Trước những biến động chính trị liên quan đến xung đột Ukraine - Nga và việc Ấn Độ ngừng xuất khẩu gạo, giới chuyên gia cho rằng Malaysia có nguy cơ mất an ninh lương thực.

Quốc kỳ Malaysia được treo trong một khu chợ ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: The Straits Times.

Quốc kỳ Malaysia được treo trong một khu chợ ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: The Straits Times.

Cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga có thể dẫn đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng, biến động giá cả và nguy cơ khan hiếm lương thực trên thị trường toàn cầu, đặc biệt liên quan đến các mặt hàng như lúa mì và các loại ngũ cốc khác. Điều này có thể tác động đến giá cả và dự trữ lương thực ở các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu, trong đó có Malaysia.

Cựu Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp dựa trên Nông nghiệp Sim Tze Tzin cho biết nguy cơ mất an ninh lương thực có thể hiện hữu trong thời gian tới, đặc biệt là khi Ấn Độ ngừng xuất khẩu gạo trên toàn cầu.

Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với 22 triệu tấn gạo được xuất đi trong năm 2022, chiếm 40% lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Để kìm chế giá gạo tăng cao và đảm bảo nguồn cung trong nước, Ấn Độ đã áp lệnh cấm xuất khẩu gạo hôm 20/7. Sau đó, Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất và Nga cũng đã có động thái tương tự, điều này đã gây ra tình trạng mua hàng tích trữ ở một số quốc gia và khiến giá gạo tiếp tục leo thang.

Ông Sim cho rằng người Malaysia có thể đối mặt với khả năng thiếu gạo trong vài tháng tới có thể dẫn đến biến động nguồn cung.

Để giải quyết vấn đề này, ông cho biết chính phủ bắt buộc phải có những chiến lược hiệu quả nhằm tăng cường nhập khẩu gạo, tăng dự trữ trong nước và chuẩn bị tăng cường sản xuất trong vụ sắp tới.

Trước mắt, ông cho biết giải pháp ứng phó mất an ninh lương thực phải xoay quanh việc tích hợp công nghệ vì mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng năng suất hiện tại của Malaysia vẫn tương đối thấp.

Lấy Việt Nam và Thái Lan làm ví dụ, Sim cho biết sản lượng lúa của các quốc gia này đạt khoảng 4 tấn/ha trong khi các nước tiên tiến hơn như Trung Quốc và Nhật Bản đạt 8 - 10 triệu tấn/ha. Để làm được điều đó, ông cho rằng việc chuyển từ trợ cấp đầu vào sang ưu đãi đầu ra cần được tính đến vì mô hình trợ cấp hiện tại đã lỗi thời.

Việc áp dụng các khoản trợ cấp dựa trên sản lượng có thể khuyến khích nông dân tăng sản lượng, thúc đẩy động lực cạnh tranh, giúp tăng sản lượng chung và củng cố an ninh lương thực.

Năm ngoái, thâm hụt 25 tỷ RM được ghi nhận do nhập khẩu nông sản của Malaysia ở mức 64 tỷ RM so với xuất khẩu 39 tỷ RM. Trong 10 năm qua, nhập khẩu thực phẩm của Malaysia lên tới 482,8 tỷ RM, trong khi xuất khẩu lên tới 296 tỷ RM, dựa trên dữ liệu của Cục Thống kê Malaysia (DoSM).

Dữ liệu cũng cho thấy Malaysia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu thịt cừu (từ Úc), xoài (Thái Lan), dừa (Ấn Độ) và thịt bò (Indonesia) để đáp ứng nhu cầu trong nước. Hơn nữa, Malaysia cũng nhập khẩu ớt, gừng và bắp cải với mức cao đáng kinh ngạc. Lượng gạo nhập khẩu của Malaysia cũng chiếm khoảng 30%.

Để giải quyết vấn đề này, ông Sim cho rằng người dân nên ưu tiên sử dụng nông sản nội địa, điều sẽ tạo động lực thúc đẩy người nông dân tăng cường trồng trọt và sản xuất.

Mặt khác, tiến sĩ kinh tế Nungsari Ahmad Radhi cho rằng Malaysia sẽ không bất ổn về an ninh lương thực mà có nguy cơ lạm phát lương thực và các vấn đề liên quan đến giá thực phẩm tăng cao.

Ông Nungsari cho rằng vấn đề cải thiện an ninh lương thực có thể có thể được giải quyết thông qua các thỏa thuận hợp tác và trao đổi với các nhà sản xuất thực phẩm. Singapore, quốc gia hầu như không sản xuất bất kỳ loại lương thực nào, được xếp hạng cao hơn Maylaysia về an ninh lương thực vì nước này đã đảm bảo được nguồn cung cấp lương thực của họ.

Malaysia nên tận dụng thế mạnh của mình là nước sản xuất dầu cọ lớn, thiết lập các thỏa thuận đổi dầu cọ lấy các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như gạo, theo ông Nungsari.

Ông cũng đồng tình rằng giải pháp cấp thiết cho vấn đề mất an ninh lương thực nằm ở khả năng tự sản xuất lương thực của đất nước. Mặc dù Malaysia tự hào có nhiều lợi thế như đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào và vị trí chiến lược, năng lực cạnh tranh của quốc gia sẽ là yếu tố quyết định trong việc thực hiện mục tiêu tăng sản lượng lương thực.

Để đảm bảo Malaysia không mất an ninh lương thực trong tương lai, ông Nungsari cho rằng Malaysia cần đảm bảo nguồn cung, tăng sản lượng, dự trữ chiến lược và thay đổi chế độ ăn uống sang các thực phẩm có sẵn trong nước.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất