| Hotline: 0983.970.780

Mặn vẫn còn duy trì ở Đồng bằng sông Cửu Long

Thứ Hai 04/05/2020 , 08:53 (GMT+7)

Mặn vẫn còn duy trì đến đầu tháng 5 ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhưng sẽ giảm dần. Đó là dự báo mới của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam.

Người dân vùng bị khô hạn đi mua nước ngọt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Người dân vùng bị khô hạn đi mua nước ngọt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, nguồn nước mùa khô năm 2019-2020 về vùng ĐBSCL thấp hơn nhiều so với trung bình 10 năm gần đây.

Hiện nay, lưu vực sông Mekong đang ở thời kỳ cuối mùa khô năm 2020. Mực nước nhánh vào hồ Tonle Sap (Biển Hồ) tại Prek Kdam ngày 29/4 ở cao trình 1,10m, dung tích hồ còn khoảng 1,241 tỷ m3. Lưu vực Biển Hồ còn đóng góp lượng điều tiết hàng ngày không đáng kể xuống hạ lưu.

Năm 2019 khu vực thượng nguồn ở Trung Quốc cũng hạn nặng, thiếu hụt tổng lượng mưa so với trung bình nhiều năm lên tới 34%.

Các hồ thủy điện Trung Quốc tích nước đến cuối tháng 12/2019 và xả nước tiết kiệm, lượng xả từ đầu mùa khô phổ biến dao động trong khoảng 800-1.000m3/s. Vận hành gia tăng của các thủy điện Trung Quốc lên mức 2.300-2.700 m3/s như các năm trước là khó, mức độ gia tăng được xem là chỉ tương tự như ở năm 2016 cùng thời đoạn. Dự báo dòng chảy sông Mekong tăng nhẹ ở tháng 5, mặn sẽ giảm dần từ đầu tháng 5.

Trước tình hình đó, dự báo, vùng thượng ĐBSCL (bao gồm phần đất tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và TP Cần Thơ), nguồn nước được cải thiện. Các địa phương cần tận dụng thời điểm bơm tát ở các vị trí xa kênh trục.

Vùng giữa ĐBSCL (bao gồm phần đất thuộc TP Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre): Ngọt có khả năng xuất hiện ở các cửa sông khi chân triều thấp, sông Cổ Chiên 30-40km, sông Hậu 30-40km, sông Vàm Cỏ 90-110km, sông Cái Lớn 55-60km. Các sông Hàm Luông, cửa Đại và cửa Tiểu tận dụng thời điểm lấy nước vào kỳ triều thấp.

Do mặn duy trì cao đến đầu tháng 5, các địa phương vùng giữa ĐBSCL cần bảo vệ các nguồn nước hiện hữu (bổ sung đập tạm), kiểm tra thường xuyên nguồn nước, tích nước ngay khi có thể, có biện pháp giảm thiểu bốc thoát hơi nước cho cây trái (giữ ẩm gốc, tỉa bớt lá).

Vùng ven biển ĐBSCL (bao gồm ven biển các tỉnh Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và tỉnh Kiên Giang): Nguồn nước ngọt có nguy cơ bị thiếu hụt cao, xâm nhập mặn dự báo kéo dài đến đầu tháng 5. Cần duy trì các biện pháp chống hạn mặn và cấp nước sinh hoạt, chủ động tích nước vào các thời điểm xuất hiện ngọt khi triều thấp.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.