| Hotline: 0983.970.780

Chuyên gia Nhật nói ‘sông Mekong là phép thử của Trung Quốc’

Thứ Năm 30/04/2020 , 07:22 (GMT+7)

Đây là chia sẻ của giáo sư Brad Glosserman, phó giám đốc Trung tâm Hoạch định chiến lược, Đại học Tama (Nhật Bản), cố vấn cao cấp của Diễn đàn Thái Bình Dương.

Hơn một thập kỷ qua chứng kiến tốc độ xây dựng các đập thủy điện dày đặc ở phía thượng nguồn Mekong, nhất là trên lãnh thổ Trung Quốc đã làm phá vỡ hệ sinh thái một cách báo động. Ảnh: Ecologist

Hơn một thập kỷ qua chứng kiến tốc độ xây dựng các đập thủy điện dày đặc ở phía thượng nguồn Mekong, nhất là trên lãnh thổ Trung Quốc đã làm phá vỡ hệ sinh thái một cách báo động. Ảnh: Ecologist

Sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua 5 quốc gia gồm Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, trước khi đổ ra Biển Đông. Dòng sông có chiều dài 4.350 km này không chỉ là huyết mạch của cả khu vực mà nó còn duy trì đời sống hằng ngày cho khoảng 60 triệu người.

Trong những năm gần đây, sông Mekong phía thượng nguồn đã bị tác động làm cho biến đổi sâu sắc khiến giới chuyên gia lo ngại rằng nó đang bị đẩy đến tình trạng cực đoan, đe dọa hệ sinh thái cũng như sinh kế của người dân trong khu vực. Mặc dù đã có các cơ chế và sáng kiến liên vùng nhằm chia sẻ trách nhiệm quản lý, tuy nhiên những gì xảy ra trên thực tế đang cho thấy một sự thất bại ngày càng rõ.

Hàng trăm chiếc đập lớn nhỏ đã mọc lên khiến dòng chảy bị thu hẹp gây hạn hán ở hạ nguồn. Đồ họa: Printerest 

Hàng trăm chiếc đập lớn nhỏ đã mọc lên khiến dòng chảy bị thu hẹp gây hạn hán ở hạ nguồn. Đồ họa: Printerest 

Và giờ đây hơn lúc nào hết, tình hình đang rất cần một sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia hiện vẫn chỉ tham gia với tư cách là đối tác đối thoại của Ủy hội sông Mekong (MRC) nhưng lại được đánh giá là có vai trò rất lớn. Giới phân tích cho rằng, Bắc Kinh đang đặt tương lai của sông Mekong như là một phép thử cho các ý đồ lâu dài ở châu Á.

Việc Trung Quốc tiến hành xây dựng hàng loạt các đập thủy điện ở phía thượng nguồn-   thủ phạm chính gây ra tình trạng hạn hán kỷ lục ở vùng hạ lưu trong vòng 50 năm qua đã được nhiều tổ chức quốc tế cho là hành động “cố tình kìm hãm dòng chảy” khi các bằng chứng được ghi nhận mực nước trung bình trong cùng thời điểm vẫn cao ở phía thượng nguồn.

Ngư dân Lào mất sinh kế chuyển sang nghề đãi vàng sa khoáng ở hạ lưu sông Mekong, gần khu vực công trường thủy điện Xayaburi Dam. Ảnh: Internationalrivers

Ngư dân Lào mất sinh kế chuyển sang nghề đãi vàng sa khoáng ở hạ lưu sông Mekong, gần khu vực công trường thủy điện Xayaburi Dam. Ảnh: Internationalrivers

Phân tích của tổ chức Eyes on Earth, công ty chuyên tư vấn và nghiên cứu về tài nguyên nước của Mỹ đã thu thập các dữ liệu vệ tinh để đánh giá nguồn nước từ năm 1992 đến năm 2019 tại các trạm thủy văn trải từ Trung Quốc đến Thái Lan đã cho thấy điều này.

Đặc biệt là trong năm 2019 đã chứng kiến một sự bất thường chưa từng thấy khi lưu lượng nước đổ về hạ lưu bị thiếu hụt nghiêm trọng, ghi nhận mức thấp trong lịch sử. Hệ quả là Thái Lan đã phải huy động cả hệ thống máy bơm của quân đội tham gia vét nước trữ để cung cấp cho các cộng đồng bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, nông dân trồng lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam cũng không thể xuống giống đúng lịch thời vụ vì thiếu nước tưới và xâm nhập mặn, từng làm dấy lên những lo ngại về an ninh lương thực tại quốc gia sản xuất lúa lớn thứ ba thế giới. Tương tự, sản lượng cá đánh bắt ở Biển Hồ (Tonle Sap) của Campuchia, hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, nơi quần cư của hơn 1.000 loài cá với nguồn cung hơn 500.000 tấn cá mỗi năm cũng đã giảm tới 90% do mực nước xuống thấp, lòng hồ bị bồi lấp ...

Eyes on Earth đã cáo buộc có bằng chứng về việc Trung Quốc đã gây ra thảm cảnh này bởi dòng Mekong đoạn chảy qua lãnh thổ Trung Quốc chỉ cho phép sử dụng như một nguồn năng lượng hơn là dùng cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nước này đã lạm dụng để phát triển một hệ thống đập thủy điện gồm 11 chiếc ở phía thượng nguồn với tổng công suất 47 tỷ mét khối, chính là nguyên nhân gây ra hạn hán tồi tệ ở vùng hạ lưu.

Hệ thống đập thủy điện ở thượng nguồn được cho là đóng vai trò lợi ích chính trị chiến lược của Bắc Kinh. Ảnh: AP

Hệ thống đập thủy điện ở thượng nguồn được cho là đóng vai trò lợi ích chính trị chiến lược của Bắc Kinh. Ảnh: AP

Mục tiêu và tham vọng của LCM là nhằm khai thác những điểm yếu của MRC và duy trì ảnh hưởng để Bắc Kinh phân tán viện trợ và phát triển các dự án dọc theo đường thủy trên sông Mekong. Và trong nỗ lực này, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng nhất khi nắm giữ nguồn tài nguyên nước ở thượng nguồn khiến các nước hạ nguồn phải lệ thuộc để có thể dễ dàng áp đặt nhu cầu của mình đối với các quốc gia khác.

Bác bỏ cáo buộc trên một cách giận dữ, giới chức Trung Quốc đã đổ vấy là cho lượng mưa thấp và biến đổi khí hậu. Trong một tuyên bố của Bộ Ngoại giao, Bắc Kinh vẫn khẳng định đã làm hết sức mình để đảm bảo lượng xả hợp lý cho các nước phía cuối nguồn nhưng lại cố tình không công bố dữ liệu chi tiết về lượng nước xả ra từ các đập thủy điện.

Đến nay vẫn không có một hiệp ước chung cho tất cả các quốc gia dọc theo sông Mekong nhằm bảo vệ quản lý và phát triển tài nguyên nước cũng như tài nguyên liên quan một cách bền vững. Ủy hội sông Mekong (MRC) tuy được thành lập từ năm 1995, nhưng chỉ có Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam tham gia, còn Trung Quốc và Myanmar vẫn chỉ là đối tác đối thoại.

Thay vì tham gia, đến năm 2014, Bắc Kinh đã đề xuất thành lập Sáng kiến ​​Hợp tác Lan Thương-Mekong (LCM), bao gồm tất cả sáu quốc gia. Tại các diễn đàn trong khu vực, thậm chí Bắc Kinh vẫn nói rằng: “họ đang hào phóng” xả nước như một sự hy sinh để giúp các nước hạ lưu, trong khi chính họ cũng đang phải gánh chịu hạn hán.

Các tác giả của tổ chức Eye on Earth cho rằng, việc xây dựng hệ thống đập của Trung Quốc là để lấy nước vào các hồ chứa của nước này dự trữ. “Nếu muốn thể hiện vai trò lãnh đạo thực sự, Trung Quốc phải nhận thấy nhu cầu của các quốc gia ở hạ nguồn cũng như của các cộng đồng là chính đáng và ngang bằng với chính họ. Đây chính là điều mà các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong vẫn đang chờ đợi”, nhóm tác giả kết luận.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất