| Hotline: 0983.970.780

Máy bay không người lái phun thuốc BVTV cho lúa

Thứ Năm 31/10/2019 , 09:10 (GMT+7)

Sáng ngày 30/10, Tập đoàn Lộc Trời tổ chức sự kiện trình diễn phun thuốc BVTV trên lúa bằng thiết bị bay không người lái (drone) tại xã Hưng Thịnh, huyện Tân Hưng (Long An).

Hàng trăm nông dân ở các tỉnh ĐBSCL đến tham quan máy bay không người lái phun thuốc BVTV trên đồng lúa tại Long An.

Đây là hoạt động nằm trong dự án triển khai ứng dụng công nghệ cao vào canh tác nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất cho bà con nông dân.

Hiện nay, với xu thế công nghệ hóa trong nông nghiệp, việc áp dụng hệ thống phun thuốc BVTV bằng drone có nhiều tiện ích. Với sự hỗ trợ của drone trong canh tác cây trồng giúp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, tài nguyên nước và quan trọng nhất giúp bảo vệ sức khỏe người nông dân tốt hơn do không cần trực tiếp phun thuốc. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với chương trình sản xuất lúa gạo bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế SRP.

Trong sự kiện, bên cạnh việc tham quan thực nghiệm drone phun thuốc, bà con nông dân còn trực tiếp tham gia tọa đàm về các vấn đề liên quan đến ứng dụng drone vào phun thuốc quản lý dịch hại trên cây lúa nhằm có cái nhìn toàn diện hơn về thiết bị bay nông nghiệp. 

Qua quá trình thực nghiệm drone phun thuốc trên vùng nguyên liệu của Lộc Trời, hạt thuốc khi ra khỏi đầu phun có kích cỡ rất nhỏ và mịn, điều này sẽ giúp người nông giảm thiểu lượng nước thực tế cần dùng mà vẫn đảm bảo độ trải đều bề mặt và mang lại hiệu quả cao.

 Một số lợi ích mà drone mang lại, như giúp tăng năng suất lao động từ 15 đến 30 lần, giúp giảm giá thành sản xuất, rút ngắn thời gian phun thuốc trên 1 đơn vị diện tích, giảm 30% lượng thuốc BVTV so với phun xịt thông thường để phòng trị dịch hại.

Công nghệ phun li tâm với giọt nước xoáy tròn giúp cho việc tiếp xúc sâu bệnh mặt dưới lá hiệu quả hơn, khả năng tập trung drone để phun thuốc dập dịch nhanh. Chủ động thời gian phun thuốc với khả năng phun thuốc ban đêm, phun thuốc chính xác với việc kiểm soát công nghệ phun trên máy bay, ứng dụng chẩn đoán dịch hại đồng bộ dữ liệu với máy bay phun tự động vào khu vực có dịch hại.

Đồng thời công nghệ này là giảm tổn thất sản lượng lúa 150 -200kg/ha so với phun xịt thuốc thông thường do lúa không bị dẫm đạp.

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời cho biết: Thông qua dự án triển khai thiết bị bay nông nghiệp, chúng tôi mong muốn bảo vệ sức khỏe người nông dân và gìn giữ nguồn tài nguyên nước một cách tốt hơn. Với những lợi ích đến từ dự án này góp phần gia tăng lợi nhuận sản xuất cho bà con nông dân. Đó cũng chính là nỗ lực của Lộc Trời trong việc hiện thực hóa tầm nhìn tiên phong trong việc ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến hướng tới hiệu quả cao hơn.

Tập đoàn Lộc Trời hiện sở hữu đội ngũ kỹ thuật "Ba Cùng" và bộ sản phẩm mạnh mẽ với công nghệ sản xuất ưu việt đáp ứng việc vận hành công nghệ mới đạt hiệu quả cao. Việc triển khai thiết bị bay không người lái phục vụ sản xuất nông nghiệp là một bước chuyển đổi quan trọng của Lộc Trời trong việc đẩy mạnh số hóa ngành nông nghiệp.

Bước đi này nhằm góp phần thúc đẩy hiện thực hóa những ước vọng của nông dân, nâng cao vị thế và chất lượng cuộc sống của bà con, góp phần xây dựng những vùng nông thôn đáng sống. Đó cũng chính là sứ mệnh mà Lộc Trời vẫn đang theo đuổi trên chuyến hành trình nông nghiệp của mình.

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm