| Hotline: 0983.970.780

Máy thở xâm nhập, không xâm nhập khác nhau thế nào, khi nào được dùng?

Thứ Bảy 04/04/2020 , 09:22 (GMT+7)

Máy thở là thiết bị đưa không khí có thể thở được vào và ra khỏi phổi, tăng nhịp thở cho bệnh nhân không thể thở được hoặc thở không đủ.

Ngày 3/4, Tập đoàn Vingroup thông báo sẽ quyết định triển khai việc sản xuất máy thở các loại (xâm nhập và không xâm nhập) và có thể sản xuất tới 45.000 máy thở không xâm nhập và 10.000 máy thở xâm nhập mỗi tháng. Vậy, máy thở xâm nhập và không xâm nhập là gì? Nó có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với người bệnh trong đại dịch Covid-19?

Máy thở không xâm nhập là gì?

Máy thở không xâm nhập thực tế là máy thở hỗ trợ thở máy không xâm nhập. Thở máy không xâm nhập (NIPPV) bao gồm: Thở máy hai mức áp lực dương (BiPAP) và Thở máy áp lực dương liên tục (CPAP).

CPAP (Continuous Positive Airway Pressure) là cài đặt một áp lực trong suốt thời kỳ thở vào và thở ra để làm thông những đường thở nhỏ và giữ các phế nang không bị xẹp cuối kỳ thở ra nhằm mục đích chống lại xẹp đường thở và phế nang do ứ dịch; Tăng cường trao đổi khí; Di chuyển dịch ở trong phế nang vào trong mạch máu; Làm giảm công thở của bệnh nhân.

CPAP giúp bệnh nhân tự thở, máy thổi một dòng khí vào phổi bệnh nhân tạo ra áp lực dương liên tục trên đường thở.

BiPAP (Bilevel Positive Airway Pressure) bao gồm: IPAP: áp lực dương thở vào, tương đương với PSV và EPAP: áp lực dương thở ra, tương đương với PEEP

BiPAP là chế độ thở hỗ trợ hô hấp với 2 mức áp lực đường thở: thì hít vào (IPAP) và thở ra (EPAP). Được thiết kế kèm chức năng Auto-Trak và IPAP Rise-Time để tạo hiệu quả thông khí tối ưu.

Máy thở không xâm nhập. Ảnh: EMRA.

Máy thở không xâm nhập. Ảnh: EMRA.

Khi nào sử dụng máy thở không xâm nhập?

Thở máy không xâm nhập (NIPPV - Noninvasive Positive Pressure Ventilation) là phương thức thở mà bệnh nhân thở tự nhiên nhưng bị áp đặt một áp lực dương liên tục (CPAP) hay áp lực dương hai mức (BiPAP) trong suốt chu kỳ hô hấp.

Khi áp dụng chế độ thở này bắt buộc bệnh nhân phải tỉnh táo và cơ hô hấp còn hoạt động được và tránh được phải dùng mode thở xâm lấn mà gây nhiều biến chứng và tác dụng phụ cho bệnh nhân.

Máy thở xâm nhập là gì?

Máy thở xâm nhập là hình thức thông khí nhân tạo qua nội khí quản hoặc canun mở khí quản, phương thức thông khí xâm nhập trong đó bệnh nhân thở máy với thể tích lưu thông được đặt trước, tần số thở theo tần số tự thở của bệnh nhân.

Phương thức này kiểm soát được thể tích lưu thông của bệnh nhân nhưng không kiểm soát chặt chẽ được thông khí phút và áp lực đường thở sẽ thay đổi tùy theo tình trạng cơ học phổi. Khi sử dụng phương thức này, bệnh nhân không cần ngừng thở hoàn toàn, do đó không cần sử dụng thuốc giãn cơ.

Bệnh nhân đang sử dụng máy thở xâm nhập. Ảnh: IMT.

Bệnh nhân đang sử dụng máy thở xâm nhập. Ảnh: IMT.

Khi nào sử dụng máy thở xâm nhập?

Máy thở xâm nhập được chỉ định trong hầu hết các suy hô hấp cấp, trừ các trường hợp cần thông khí theo phương thức giảm thông khí phế nang điều khiển.

Ngoài ra, máy còn được sử dụng khi bệnh nhân bị tổn thương phổi cấp do chấn thương đụng dập phổi, do đuối nước, do hít…

Bệnh nhân bị giảm thông khí phế nang do bệnh lý thần kinh cơ, bệnh lý thần kinh trung ương, ngộ độc cũng có thể sử dụng máy này.

Bên cạnh đó còn một số trường hợp máy thở xâm nhập được sử dụng như đợt cấp của suy hô hấp mạn tính hay sau cấp cứu ngừng tuần hoàn.

Tổng hợp

Xem thêm
Sàng lọc ung thư thực quản bằng bọt biển

Trong vòng 3 năm tới, những người bị ợ nóng sẽ được xét nghiệm lâm sàng ung thư thực quản thông qua một xét nghiệm kéo dài khoảng 10 phút.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Gợi ý những món canh giàu dinh dưỡng tốt cho người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng có vai trò và tác động rất lớn đối với sức khỏe của người bị tiểu đường.

9 tác dụng bất ngờ của trà gừng đối với sức khỏe

Trà gừng là thức uống quen thuộc trong đời sống, đặc biệt được nữ giới ưa chuộng. Không chỉ giúp làm ấm cơ thể, trà gừng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.