| Hotline: 0983.970.780

Máy xử lý rác tự động “Made in Việt Nam”

Thứ Tư 01/06/2011 , 10:34 (GMT+7)

Máy phân loại rác tự động điều khiển từ xa là bước đột phá mới trong công nghệ phân loại xử lí rác thải của nước ta hiện nay.

Sau hai năm miệt mài lăn lộn sống chung với rác thải, cán bộ giảng viên Trung tâm Nghiên cứu và phát triển công nghệ môi trường Xây dựng (Viện Nghiên cứu Kiến trúc nhiệt đới - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) đã chế tạo thành công máy phân loại rác tự động điều khiển từ xa. Đây là bước đột phá mới trong công nghệ phân loại xử lí rác thải của nước ta hiện nay.

Tây làm được sao ta lại không?

Gặp kỹ sư Lại Minh Chức, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển công nghệ môi trường Xây dựngngay giữa bãi xử lí rác thải nằm khuất sâu trong dãy núi đá thuộc địa phận xã Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Tay dính đầy dầu mỡ, khuôn mặt lấm lem, kỹ sư Lại Minh Chức lồm ngồm chui ra từ thùng nghiền rác tiếp chuyện chúng tôi. Ông bảo, sáng tạo khoa học vốn là niềm đam mê từ khi còn nhỏ, nên ông đã quyết định chọn Viện Nghiên cứu Kiến trúc nhiệt đới là nơi làm việc đểcó điều kiện phát huy, rèn giũa sở trường.

Ý tưởng chế tạo máy xử lý rác thải bắt đầu hình thành vào năm 2008, khi ông Chức về làm chuyên gia cho Cty Môi trường xanh Seraphin tại Hà Nội (Cty xử lí rác thải). Nhận thấy ô nhiễm môi trường đang là vấn nạn chung của nhân loại, đặc biệt là rác thải sinh hoạt. Chỉ riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội hằng ngày đã có hàng trăm tấn rác thải sinh hoạt được thu gom đem đi xử lí. Công đoạn phân loại, xử lí rác rất tốn kém, chưa kể hàng trăm con người luôn phải làm việc trong môi trường độc hại.

Xuất phát từ thực tế đó, kỹ sư Lại Minh Chức nghĩ, Nhật Bản, Mỹ hay các nước phát triển khác trên thế giới đều có hệ thống xử lý rác thải tự động tại sao nước ta lại không? Tâm tư, trăn trở đó đã thúc đẩy người kỹ sư quyết tâm tìm một giải pháp “made in Việt Nam” nhằm xử lí nguồn rác thải dân sinh và rác thải công nghiệp tại nước ta một cách tối ưu nhất.

Chút tiền tiết kiệm được qua hơn chục năm công tác chỉ trong nháy mắt đã đi tong theo những thiết bị máy móc cồng kềnh, khiến gia đình ông Chức đêm ngày phàn nàn. Không nản lòng, kỹ sư Chức hàng ngày vật lộn với cỗ máy vô tri vô giác. Không có tiền, ông vay mượn bạn bè, thậm chí mang cả vật dụng, xe cộ đi cầm đồ để lấy tiền tiếp tục duy trì công việc nghiên cứu, chế tạo. Kỹ sư Chức cho biết, chín tháng đầu bắt tay vào thực hiện là gian nan nhất, ông nhớ mỗi ngày ngủ nhiều nhất không quá 4 tiếng, thời gian còn lại chủ yếu ông ở các cửa hàng cơ khí để thuê cắt, tiện các thiết bị rồi mang về tự tay mình lắp đặt.

Bạn bè ông bảo lúc đó trông ông không khác gì một “con nghiện đói thuốc” với đầu tóc bù xù như tổ quạ, râu ria lởm chởm bởi không có thời gian chăm sóc cá nhân. Nhưng có công mài sắt sắt có ngày nên kim, sau gần hai năm miệt mài nghiên cứu cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, tháng 9/2010, chiếc máy phân loại rác thải tự động điều khiển từ xa “made in Việt Nam” đã hoàn thành vượt ngoài sự mong đợi của mọi người.

Cỗ máy giải bài toán rác thải thành thị, nông thôn

Chiếc máy phân loại rác tự động thông minh của kỹ sư Lại Minh Chức rất ưu việt trong việc áp dụng công nghệ cơ khí tự động hóa kết hợp với kỹ thuật số để điều khiển quá trình phân loại sơ cấp rác thải từ xa, nhờ đó thay thế hoàn toàn sức lao động của 80 - 100 công nhân. Quá trình phân loại rác thải được tách thành 6 nhóm vật chất phù hợp với công nghệ tái chế rác thải hiện nay với chất lượng hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc dây chuyền tách lọc do công nhân phân loại bằng tay.

Kỹ sư Lại Minh Chức chia sẻ: Nếu được áp dụng và nhân rộng, công nghệ xử lý rác thải tự động bằng điều khiển từ xa sẽ góp phần loại bỏ những bãi rác không hợp vệ sinh chiếm nhiều diện tích các vùng nông thôn và thành thị nước ta, biến rác thải đã chôn lấp thành mùn hữu cơ sinh học chất lượng cao phục vụ cho ngành nông nghiệp.

Đặc biệt, quy trình phân loại xử lý đều được thực hiện trong không gian khép kín nên kiểm soát được sự phân tán khí có mùi độc hại, vi khuẩn gây bệnh ra môi trường, loại bỏ nguy cơ nhiễm bệnh gây cháy nổ cho người lao động. Những thiết bị thành phần công nghệ mới này nhỏ gọn và hiệu quả được tích hợp trong một mô đun có diện tích 20m2 (bằng 1,5% diện tích dây chuyền tách lọc Seraphin tại Sơn Tây rộng hơn 300m2). Công nghệ cho phép giảm từ 50 - 70% thể tích chôn lấp so với các công nghệ hiện có, giảm thời gian phân hủy nhờ đó tăng sản lượng và sớm thu hồi được khí ga, thu hồi mùn hữu cơ sinh học nên giảm thời gian quay vòng hố chôn lấp hàng chục năm so với công nghệ hiện nay của các Cty môi trường.

Ngoài ra, máy tự động loại bỏ rác thải cá biệt bằng thiết bị điều khiển từ xa. Tự động phân phối lượng rác vào máy cắt phù hợp với từng loại rác và công suất máy. Thiết bị băm cắt thông minh cho phép tự cắt xé bao, gói và tự lựa chọn loại rác cần cắt nhỏ theo yêu cầu của công nghệ phân loại và tái chế. Chỉ cắt nhỏ các loại rác hữu cơ có nguồn gốc động thực vật theo yêu cầu. Chỉ nghiền nhỏ rác thải vô cơ (gạch đá, thủy tinh) phục vụ cho công nghệ đóng rắn hoặc san lấp. Bỏ qua kim loại và các loại phế thải dẻo để phù hợp với công nghệ tách lọc.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm