| Hotline: 0983.970.780

Mẹo chữa nấc cụt

Thứ Hai 13/05/2013 , 10:41 (GMT+7)

Tại sao khi bị nấc cụt thì người ta hay bảo con gái uống 7 ngụm nước, còn con trai uống 9 ngụm nước sẽ hết? Có cách nào khác không?

* Tại sao khi bị nấc cụt thì người ta hay bảo con gái uống 7 ngụm nước, còn con trai uống 9 ngụm nước sẽ hết? Có cách nào khác không?

Nguyễn Bích Ngọc, Xuân Mai, Hòa Bình

Ai cũng có thể bị nấc cụt ít lần trong đời. Cơn nấc cụt thường vô hại và kéo dài không lâu. Cũng có trường hợp kéo dài liên tục gây khó khăn trong sinh hoạt. Nấc cụt do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành. Cơ hoành này nằm giữa ngực và bụng, giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc thở. Khi nó co thắt, dây âm thanh của bạn sẽ bị đóng lại rất nhanh gây ra âm thanh đặc biệt của nấc cụt.


Ảnh minh họa

Nguyên nhân nấc cụt có thể là:

- Dây thần kinh tới cơ hoành bị kích thích do ăn thức ăn nóng và nhiều gia vị, đồ ăn nóng lạnh lẫn lộn, ăn quá no, ăn uống không điều độ, uống quá nhiều rượu, uống nhiều nước có ga, thường xuyên uống nước lạnh.

- Cơ thể suy nhược, mất ngủ, chán ăn. Hút thuốc lá. Xúc động bất thình lình. Táo bón. Còn nguyên nhân gây nấc cụt kéo dài thường do các bệnh như thoát vị cơ hoành, áp xe dưới hoành hoặc các bệnh phổi, tim, thiếu máu cục bộ, tăng urê huyết...

Có nhiều mẹo nhỏ giúp ngừng nấc cụt, không phải là 7 ngụm hay 9 ngụm như bạn hỏi đâu. Tín ngưỡng mê tín, cho rằng con người có hồn và vía, đàn ông có 3 hồn 7 vía, đàn bà có 3 hồn 9 vía. Cho nên khi chết, người ta cho vào miệng hoặc 7 hạt nếp hoặc 9 hạt nếp để 7 vía hoặc 9 vía đó, sống không bị đói khát, hoặc lấy trong miệng mà tiêu phí.

Kinh nghiệm cho thấy, khi muốn hết nấc cụt có thể dùng các cách đơn giản như: Cố gắng hít thở thật sâu, sau đó thở ra thật mạnh, mạnh hết sức có thể. Làm đi làm lại khoảng 10 lần. Khi thực hiện các động tác hít thở này, bạn hãy làm trong tư thế ngồi chứ không nên đứng.

Uống thật chậm một nửa cốc nước. Lấy một thìa đường ngậm vào trong miệng sau đó nuốt dần dần. Ngậm từ 2 - 3 miếng gừng tươi. Ăn một thìa bơ lạc. Ngửi hạt tiêu, để kích thích hắt hơi. Nhắm hờ hai mắt, dùng hai ngón tay trỏ ấn nhẹ, sâu vào hai nhãn cầu 1-2 giây rồi nhấc hờ hai ngón tay trỏ ra. Làm như vậy từ 15-20 lần.

* Tôi thường nghe nói đến hiện tượng rét nàng Bân, đó là hiện tượng rét như thế nào và vì sao lại được gọi như thế?

Vương Thị Hoa, Phủ Lý, Hà Nam

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì rét nàng Bân là cách gọi dân gian của đợt rét cuối cùng của mùa đông xảy ra vào tháng 3 âm lịch ở miền Bắc Việt Nam. Đây là đợt rét đậm, kéo dài vài ngày, thường kèm theo mưa nhỏ, mưa phùn do đặc trưng của kiểu di chuyển của khối không khí lạnh cuối mùa không phải chỉ từ Bắc xuống Nam mà hơi lệch về phía Đông qua vịnh Bắc bộ, đưa hơi nước từ biển vào, và chúng di chuyển có thể không mạnh.

Nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng nhưng khác với nhiều chị em của mình, nàng Bân chậm chạp và có phần vụng về. Tuy nhiên, nàng Bân vẫn được cha mẹ yêu chiều. Ngọc Hoàng và Hoàng hậu thương con thua em kém chị nhưng không biết làm cách nào, mới bàn nhau lấy chồng cho nàng để nàng biết thêm công việc nội trợ trong gia đình.

 Chồng nàng Bân, cũng là một người trên thế giới nhà Trời. Nàng yêu chồng lắm. Thấy mùa rét đã đến, nàng định tâm may cho chồng một cái áo ngự hàn. Nhưng nàng vụng về quá, khi bắt đầu rét, nàng Bân đã bắt đầu công việc song cứ loay hoay mãi, tìm được cái nọ thì thiếu cái kia, xe được chỉ thì chưa có kim, đưa sợi vào dệt thì thoi, suốt lại hỏng. Đến nỗi trời đã sắp sang xuân rồi mà chỉ mới may trọn được đôi cổ tay.

Nhưng nàng Bân vẫn không nản chí. Nàng may mãi qua tháng Giêng rồi hết tháng Hai, cho tới khi áo may xong thì vừa lúc trời hết rét. Nàng Bân buồn lắm. Thấy con âu sầu, Ngọc Hoàng gạn hỏi. Khi biết chuyện Ngọc Hoàng cảm động bèn làm cho trời rét lại mấy hôm để chồng nàng mặc thử áo.

Từ đó thành lệ, hàng năm vào khoảng tháng Ba tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm, người ta gọi cái rét đó là rét nàng Bân...

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.