| Hotline: 0983.970.780

Mía Quảng Ngãi tụt dốc

Thứ Năm 14/03/2019 , 13:15 (GMT+7)

Vụ mía năm nay thua lỗ nặng, người dân Quảng Ngãi đã bắt đầu cảm thấy chán ngán. 

10-05-22_1
Người trồng mía ở Quảng Ngãi đang gặp nhiều khó khăn vì giá mía thấp, sản lượng giảm

Nhiều diện tích thu hoạch không đủ tiền công chặn nên nhiều hộ chấp nhận phá bỏ để chuyển qua canh tác loại cây trồng khác. Thời gian tới có nguy cơ giảm vùng nguyên liệu mía là rất lớn.

Theo Sở NN-PTNT Quảng Ngãi, vụ mía 2018 – 2019 toàn tỉnh có 2.783,3ha trồng mía (giảm 199,2ha so với vụ 2017 – 2018), năng suất bình quân đạt 59 tấn/ha. Do năm nay, nhà máy đường Phổ Phong thu mua trễ nên đa phần diện tích trồng mía của bà con khô héo, năng suất chỉ còn trên dưới 50% so với thời điểm thu hoạch đúng vụ.

Cùng với đó, giá mía nguyên liệu giảm, chi phí đầu tư như chăm sóc, phân bón, nhất là chi phí nhân công thu hoạch cao đã làm giảm hiệu quả kinh tế sản xuất, người trồng không có lãi, thậm chí thua lỗ. Họ đã không còn mặn mà trong đầu tư chăm sóc và phát triển cây mía dẫn đến diện tích, năng suất, sản lượng mía giảm.

Anh Bùi Công Thạnh (39 tuổi, trú xã Tịnh Ấn Tây, TP Quảng Ngãi) cho biết: “Vụ mía năm nay nhà tôi trồng 7 sào nhưng mỗi sào nếu thu hoạch là lỗ đến vài triệu đồng tiền công chặt, thuê xe chở. Thấy thế nên tôi chấp nhận đốt bỏ 1,5 sào để lấy đất trồng đậu. Tình hình trồng mía thua lỗ như thế này thì chắc vụ năm sau toàn bộ diện tích đất của gia đình sẽ chuyển qua trồng loại cây khác. Không chỉ có riêng tôi mà nhiều bà con ở đây cũng như thế”.

Hiện nhà máy đường Phổ Phong vẫn đang tiến hành thu mua mía của người dân với giá 770.00 đồng/tấn (10CCS), 716.000 đồng/tấn (9CCS)... và mới thu mua được khoảng 390ha, năng suất 50 tấn/ha, sản lượng trên 19.500 tấn.

Theo phản ánh của một số huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, nhà máy đường Phổ Phong tiến hành thua mua chậm so với tiến độ dẫn đến mía chín đồng loạt, chữ đường giảm xuống thấp, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Trước tình hình này, ông Phạm Bá, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Ngãi cho biết, vừa qua UBND tỉnh đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của Chủ tịch UBND các huyện, TP, nhà máy đường Phổ Phong và các cơ quan ban ngành triển khai nội dung làm sao tăng cường việc thu mua mía nguyên liệu cho bà con nông dân.

“UBND tỉnh đã đề nghị nhà máy đường Phổ Phong tăng cường các phương tiện thu mua mía và tạo điều kiện để nông dân thu hoạch sớm, không để cho bà con nông dân không có chỗ tiêu thụ. Phía nhà máy cũng chấp nhận thu mua nhưng do phương tiện vận chuyển ít nên phải huy động lực lượng xe ở trong địa phương và các tỉnh khác để thu mua. Dự kiến đến cuối tháng 4, đầu tháng 5, nhà máy sẽ thu mua hết mía để kết thúc vụ”, ông Bá nói.

10-05-22_2
Nhiều diện tích trồng mía bị đốt bỏ để chuyển sang trồng các loại cây khác

Còn về chính sách, ông Bá cho biết, hiện chưa có chế độ hỗ trợ riêng đối với cây mía. Tỉnh Quảng Ngãi có một chính sách chung là dồn điền đổi thửa, cải tạo san ủi xây dựng lại đồng ruộng để thuận lợi trong việc cơ giới hóa một số khâu canh tác, thuận lợi cho việc tưới tiêu. Cùng với đó là kết hợp việc chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía, đồng thời xây dựng vùng chuyên canh sản xuất mía tập trung để đầu tư, phát triển cây mía có trọng tâm, trọng điểm chiếm đến 60 – 70% diện tích mía.

Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ngãi sẽ tập trung chỉ đạo nâng cao năng suất, chất lượng mía, năng suất bình quân đạt 70 tấn/ha, chữ đườn 10CCS, khuyến cáo nông dân không trồng mía năng suất dưới 55 tấn/ha và chữ đường < 9CCS, không trồng mía trên diện tích đất có độ dốc trên 15 độ.

“Một trong những giải pháp quan trọng để người dân ổn định, sản xuất cây mía là ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư giống mía mới và bố trí từng giống mía trên từng chân đất, thời vụ và công thức luân canh, xen canh trên vùng mía nguyên liệu cho phù hợp để tăng năng suất, chất lượng mía, hạ giá thành sản xuất, đảm bảo có lãi. Đồng thời phải có chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ. Muốn như thế thì phải có cam hết hợp đồng rõ ràng giữa 2 bên để nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây mía”, ông Bá nói.

 

Xem thêm
Trung Quốc vẫn sẽ là điểm đến tiềm năng nhất của sắn Việt Nam

Tuy nhiên, tại thị trường này, sắn và tinh bột sắn của Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh với Thái Lan, Lào và Campuchia.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Bảo vệ sức khỏe trái tim: Chìa khóa cho cuộc sống khỏe mạnh

Hiện nay, nhiều người chưa thật sự quan tâm đúng mực đến sức khỏe của trái tim, dẫn đến nhiều hệ lụy từ các bệnh lý tim mạch.  

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.