| Hotline: 0983.970.780

Miền Bắc: Lo chống úng

Thứ Ba 03/06/2014 , 09:24 (GMT+7)

Những năm gần đây, vấn đề chống úng lụt bão trong vụ mùa luôn trở thành tâm điểm bàn luận tại các kỳ họp Hội đồng hệ thống quản lý thuỷ lợi phía Bắc.

Vừa qua, Tổng cục Thuỷ lợi đã họp các Hội đồng quản lý hệ thống thuỷ lợi Bắc Đuống và Bắc Hưng Hải để đánh giá kết quả phục vụ SX vụ ĐX 2013 - 2014 và bàn các phương án phòng chống úng lụt bão vụ mùa.

Khắc phục khó khăn

Theo báo cáo của Cty Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) Bắc Đuống: Tổng diện tích tưới vụ ĐX 2013-2014 là 24.252 ha, trong đó 22.313 ha lúa. Việc tưới ải diễn ra trong điều kiện khó khăn về nguồn nước. Mực nước sông Hồng, sông Đuống ngày càng thấp dần. Mực nước sông Cầu cũng ở mức kiệt hơn sông Đuống và hoàn toàn phụ thuộc vào mực nước dâng của thuỷ triều.

Trong đợt xả nước năm 2014, trạm bơm Trịnh Xá (Bắc Ninh) chỉ vận hành được trung bình 3 - 4 máy, có thời điểm được 5 máy nhưng không ổn định (năm 2013 có thời điểm hoạt động được 8 máy). Sau khi kết thúc 3 đợt xả nước các hồ thuỷ điện, trạm bơm Trịnh Xá hầu như không hoạt động được do không có nguồn.

Đối mặt với những điều kiện thời tiết bất lợi, hệ thống thuỷ lợi Bắc Đuống đã tập trung giải quyết các vùng trọng điểm, khó khăn. Tại vùng 1, cuối sông Ngũ Huyện Khê, việc thiếu nước nguồn từ trạm bơm Đông Thọ 1 đến trạm bơm Đương Xá đã được giải quyết nhờ tiếp nước của trạm bơm Yên Hậu.

Đặc biệt, vùng cấy lúa phía đông đường 38 có diện tích khó tưới đã được giải quyết bằng việc trữ và tiếp nước từ kênh N35 do trạm bơm Hội Xuân bơm. Các trạm bơm cục bộ dọc đường 286 đã hoạt động hết năng lực để tiếp nguồn cho trạm bơm Đương Xá… Với những nỗ lực đó, công tác phục vụ tưới đảm bảo 100% diện tích theo kế hoạch đặt ra. Cty đã hoàn thành đổ ải vụ xuân năm 2014 sớm hơn so với năm 2013.

Tại hệ thống thuỷ lợi liên tỉnh Bắc Hưng Hải (gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh), mặc dù vụ ĐX 2013 - 2014 tiếp tục hạn hán thiếu nước, nhưng các đơn vị thành viên đã nạo vét các cửa cống, kênh dẫn, tu bổ công trình, vớt bèo rác từ cuối năm 2013 và trữ nước sớm, tận dụng tối đa nguồn nước lấy ngược (Cầu Xe, An Thổ, âu thuyền Cầu Cất lấy ngược 207 triệu m3 nước).

Trong giai đoạn đổ ải tập trung, bằng các giải pháp phù hợp hệ thống đã cung cấp đủ nước đổ ải và tưới dưỡng cho 100% diện tích gieo cấy (95.071 ha).

Chủ động chống úng

Những năm gần đây, vấn đề chống úng lụt bão trong vụ mùa luôn trở thành tâm điểm bàn luận tại các kỳ họp Hội đồng hệ thống quản lý thuỷ lợi phía Bắc.

Ông Nguyễn Đình Phương, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tiên Du (Bắc Ninh) chia sẻ, ở Bắc Ninh, không có huyện nào SX nông nghiệp khó khăn như Tiên Du. Vụ mùa năm 2013 toàn huyện bị ngập trên 2.000 ha lúa, trong đó 300 ha bị mất trắng hoàn toàn. Nguyên nhân có cả khách quan và chủ quan.

12-37-55_nh-2
Hội nghị Hội đồng quản lý hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải

Thứ nhất là do cơn bão số 5 và số 6 diễn ra liên tiếp, kèm với đó là lượng mưa lớn kéo dài liên tục trong nhiều ngày, năng lực tiêu thoát nước của hệ thống không thể đáp ứng. Thứ hai là do quy trình vận hành hệ thống thuỷ lợi Bắc Đuống đã lỗi thời.

“Nếu trong thời gian 2 cơn bão số 5 và số 6 diễn ra, trạm bơm Trịnh Xá bơm tiêu nước cho Tiên Du thì không ảnh hưởng nhiều, nhưng vì phải điều tiết nước cho cả hệ thống nên trạm bơm này buộc phải ngừng bơm tiêu 2 ngày, dẫn đến thiệt hại lớn”, ông Phương chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Lệ Tuyết, Phó Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) phân trần: "Trong những năm qua, thị xã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tưới tiêu nước phục vụ SX nông nghiệp. Dòng sông Ngũ Huyện Khê đang hứng chịu tác động mạnh mẽ từ việc xả rác thải bừa bãi của khu công nghiệp giấy Phong Khê và các công trình thuộc dự án phát triển thương mại, dịch vụ làng nghề đang thi công dang dở, co hẹp độ rộng lòng sông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng nước chứa và khả năng tiêu úng.

Tốc độ đô thị hoá ở Từ Sơn diễn ra nhanh dẫn đến diện tích ao, hồ bị thu hẹp. Hệ thống tiêu thoát nước đô thị chưa đồng bộ hoá, chỉ một trận mưa lớn là nước dâng ngập đường, dồn xuống những cánh đồng lân cận gây ngập úng. Còn mùa khô rất khô hạn".

Thay mặt UBND thị xã Từ Sơn, bà Tuyết đề nghị các cơ quan chức năng sớm xây dựng đập tràn Phú Lâm trên sông Ngũ Huyện Khê để ngăn rác từ khu công nghiệp giấy Phong Khê và chủ động trữ, tiêu nước.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh chỉ đạo 2 hệ thống thuỷ lợi Bắc Đuống và Bắc Hưng Hải phải nhanh chóng hoàn thành quy trình vận hành hệ thống, trình Bộ NN-PTNT phê duyệt trước mùa mưa bão năm nay; chủ động nạo vét kênh mương, bể hút các trạm bơm và rà soát, sửa chữa máy móc thiết bị để đảm bảo vận hành tối đa năng lực của hệ thống; chủ động phối hợp với Sở NN-PTNT, chính quyền các địa phương để xử lý các hành vi vi phạm công trình thuỷ lợi”.

Giống như hệ thống thuỷ lợi Bắc Đuống, Cty KTCTTL Nam Đuống cũng đang phải chịu tác động mạnh từ quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng.

“Những năm trước khu vực Nam Đuống ít khi bị ngập úng vào vụ mùa, nhưng năm 2013 bị ngập 71,6 ha do quy hoạch thị trấn làm biến dạng nhiều công trình thuỷ lợi. Tuy nhiên, khi xảy ra úng ngập, chính quyền địa phương thường đổ lỗi cho thuỷ nông. Anh em lại phải vác máy đi bơm tiêu”, ông Hoàng Văn Cường, PGĐ Cty KTCTTL Nam Đuống (thuộc hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải) tâm sự.

Vấn đề ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là các kênh cấp II do địa phương quản lý đổ vào trục kênh đang trở thành thách thức lớn đối với ngành thuỷ lợi. Ông Đặng Duy Hiển, GĐ Cty TNHH MTV Thuỷ lợi Bắc Hưng Hải cho biết: “Trong tháng 3/2014 vừa qua, nước thải kênh Cầu Bây (Gia Lâm) đã gây ô nhiễm nặng 13 km kênh Kim Sơn, nước đen và rất nặng mùi”.

Tại các cuộc họp với Hội đồng hệ thống quản lý thuỷ lợi Bắc Đuống và Bắc Hưng Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi Nguyễn Văn Tỉnh đánh giá cao nỗ lực vượt khó của các hệ thống trong việc điều tiết nước tưới phục vụ SX vụ ĐX 2013 - 2014.

Tuy nhiên, ông Tỉnh cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại của ngành thuỷ lợi: “Trung bình hằng năm các hồ thuỷ điện phía Bắc chỉ xả khoảng 4,3 tỷ m3 nước phục vụ đổ ải gieo cấy vụ ĐX, nhưng năm nay tăng đột biến lên 5,8 tỷ m3. Như vậy là lãng phí.

Nguyên nhân đến từ nhiều phía, thứ nhất là biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, các công trình xuống cấp, biến dạng nghiêm trọng do được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước. Trong khi đó, quy trình vận hành hệ thống đã lỗi thời (xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ XX) dẫn đến khó khăn trong phối hợp điều hành hệ thống giữa các đơn vị thành viên".

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm