| Hotline: 0983.970.780

Mô hình phụ nữ Khmer trồng rau sạch

Thứ Năm 19/09/2019 , 09:50 (GMT+7)

Trung tâm Nghiên cứu phát triển nông nghiệp nông thôn (Đại học An Giang) phối hợp với UBND xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn vừa tổ chức hội thảo "Tổng kết xây dựng mô hình thí điểm vườn rau hữu cơ hộ gia đình và cộng đồng cho phụ nữ Khmer".

Đây là hợp phần nằm trong Dự án thúc đẩy mối quan hệ đối tác giữa chính phủ Australia và Việt Nam thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ do nhóm cựu sinh viên Đại học An Giang thực hiện nhằm giúp cho người dân cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe.

Tại xã Ô Lâm, hợp phần triển khai thí điểm trên diện tích vườn rau nhà bà Néang Kia. Trước đây, khi chưa được hỗ trợ, nhà bà không có điện, phải sử dụng nước giếng bằng cách gặt tay, rất nặng và khó khăn. Bà phải vay tiền của hàng xóm để mua gạo, thức ăn nên cuộc sống rất khó khăn.

Thông qua chương trình AAGF, nhóm cựu sinh viên Úc đã hỗ trợ điện sinh hoạt gia đình, lắp máy bơm cho giếng nước, hỗ trợ kỹ thuật, hạt giống cho bà thực hiện vườn rau hữu cơ...

Sau 2 tháng kể từ khi gieo trồng, bà Néang Kia đã thu hoạch 2 lần đậu đũa bán 5.000 đồng/bó, mỗi ngày cắt từ 2-3 bó. Các sư sãi trong chùa, bà con phum sóc đến mua rau.

Hiện tại bà trồng thêm rau lang, khổ qua, rau diếp cá, sử dụng phân hữu cơ như phân gà kèm phân bỏ ủ mục để bón và dùng nước ngâm rau diếp cá để tưới.

Hội thảo đánh giá cao mô hình trồng rau hữu cơ an toàn, sắp tới nhóm cựu sinh viên sẽ tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật trồng rau màu từ phân bón hữu cơ cho người dân tộc Khmer...

Xem thêm
Hợp tác xã nuôi ong mật gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

HÀ TĨNH Ong trong dự án sinh trưởng phát triển tốt, ít dịch bệnh, năng suất bình quân đạt ≥18kg/đàn/năm, hiệu quả kinh tế tăng ≥10% so với nuôi đại trà.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.