Báo Nông Nghiệp

Thứ Sáu, 13/12/2024 21:46 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Mô hình UAV phun thuốc trừ sâu

Thứ Hai 20/05/2019 , 13:15 (GMT+7)

Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Tây Ninh vừa tổ chức hội thảo chuyên đề về sử dụng máy bay không người lái (UAV) trong công tác quản lý dịch hại và sâu bệnh tại xã Tân Hưng, huyện Tân Châu.

14-29-42_1b
UAV bay phun thuốc BVTV trình diễn trên diện tích 1 ha mì ở xã Tân Hưng, huyện Tân Châu

Đây là mô hình dùng UAV phun thuốc trừ sâu từ trên cao với ưu điểm năng suất cao gấp 30 lần so với thủ công, tiết kiệm nước đến 90%. Đặc biệt, nó có thể phun trên diện tích rộng và địa hình phức tạp với hệ thống phun sương hạt mịn ướt 2 mặt lá và an toàn cho người sử dụng.

Trước khi hội thảo, mô hình cũng được trình diễn thử nghiệm cho một số hộ nông dân trồng lúa, mì, mía, mãng cầu.. và đều có chung nhân định, dùng UAV phun không lỗi, không sót, không hao tốn nhiên liệu, trái lại còn giảm công lao động và giảm lượng nước dùng để pha thuốc. Cụ thể, 1 ha trồng mì nếu dùng thủ công cần ít nhất 10 lao động/ 8 tiếng và khoảng 250-300 lít nước dùng pha thuốc, trong khi đó, dùng UAV phun xịt chỉ có 1 giờ và 30 lít nước.

Ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Tây Ninh cho biết, sắp tới một số diện tích trồng tập trung như mì, mía, cam, bưởi, mãng cầu.. với diện tích hàng ngàn ha áp dụng mô hình nông nghiệp 4.0 này, chắc chắn sẽ cải thiện được điều kiện canh tác, giảm chi phí đầu tư và công lao động nhưng phòng trừ sâu bệnh và chăm sóc cây trồng có hiệu quả hơn.

Theo ông Phạm Xuân Phong, Giám đốc Cty Xanh và Xanh (KCN Tân Kim, Long An), đơn vị được Cty DJI ủy quyền phân phối UAV tại Việt Nam, giá bán 1 chiếc là 305 triệu đồng gồm 2 cục pin sạc, 1 cục pin dùng cho khoảng 4 công đất. Tuy nhiên, dù công nghệ UAV sử dụng cho mục đích nông nghiệp nhưng cái khó hiện nay là để nó hoạt động được là phải xin phép khá phức tạp...

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.