| Hotline: 0983.970.780

Mỗi năm Lâm Đồng xuất khẩu 37 triệu cây giống

Thứ Năm 30/03/2023 , 18:15 (GMT+7)

Hàng năm, lượng cây giống sản xuất của Lâm Đồng đạt trên 73 triệu cây giống, trong đó có hơn 37 triệu cây giống xuất khẩu sang các nước Bỉ, Ấn Độ, Trung Quốc, Isarel...

Lâm Đồng là một trong các địa phương tiếp cận với công nghệ sinh học từ khá sớm, đặc biệt là trong việc sản xuất giống cây trồng. Ngay từ giai đoạn 2001 - 2005, tỉnh đã ưu tiên việc đầu tư sản xuất giống cây trồng vật nuôi trong các chương trình, kế hoạch của ngành nông nghiệp.

Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, đến nay, trong sản xuất giống cây trồng, việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đã tạo bước tiến cho việc cung ứng nguồn giống cây trồng cho sản xuất trong và ngoài tỉnh, đặc biệt đối với các sản phẩm rau, hoa.

bo-1551_20200615_567

Không chỉ phục vụ nhu cầu trong tỉnh, Lâm Đồng đồng đã xuất khẩu lượng lớn cây giống hàng năm. 

Đến nay, toàn tỉnh có 56 cơ sở nuôi cấy mô, trong đó có 51 cơ sở nuôi cấy mô trên rau hoa (12 viện, trường, trung tâm; 20 doanh nghiệp và 19 cơ sở tư nhân) với 636 box cấy, 527 cán bộ kỹ thuật, 477 công nhân kỹ thuật và 5 cơ sở nuôi cấy nấm với 10 box cấy, 12 cán bộ kỹ thuật, 7 công nhân kỹ thuật. Hàng năm, lượng cây giống sản xuất đạt trên 73 triệu cây giống, trong đó có hơn 37 triệu cây giống xuất khẩu sang các nước Bỉ, Ấn Độ, Trung Quốc, Isarel...

Trong 56 cơ sở nuôi cấy mô, hiện có 9 cơ sở đã tiếp cận và áp dụng kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng để tạo cây mẹ sạch bệnh; toàn tỉnh có 03 máy test Elisa của Trường Đại học Đà Lạt; Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên và Trung tâm Giống và Vật tư nông nghiệp nhưng không hoạt động thường xuyên, chỉ sử dụng trong một số nghiên cứu. Hầu hết các cơ sở chưa trang bị hệ thống kiểm tra virus cây giống nuôi cấy mô sạch bệnh, chỉ sử dụng kính lúp soi tạp nhiễm do khuẩn gây ra trong nuôi cấy in vitro trước khi đưa ra vườn ươm, việc kiểm tra virus chưa được triển khai thực hiện.

Trong chăn nuôi, việc sử dụng tinh bò thịt, bò sữa cao sản và tinh phân biệt giới tính bò sữa giống thuần Holstein Friesian để phối giống đã cải tạo đáng kể chất lượng đàn bò thịt, bò sữa của tỉnh. Trong giai đoạn 2016 - 2020, từ nguồn vốn ngân sách, tỉnh đã hỗ trợ 39.450 liều tinh cho các địa phương để thực hiện công tác thụ tinh nhân tạo. Ngoài ra đối với đàn lợn đã ứng dụng lai tạo các giống heo 3 - 4 máu theo hướng nạc gồm các giống lợn ngoại, cao sản như Yorshire, Landrace, Pietran, Duroc để nâng cao năng suất, sản lượng...

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.