| Hotline: 0983.970.780

Một kiểu kinh doanh kỳ quặc làm ảnh hưởng vẻ đẹp Hội An

Thứ Bảy 21/09/2019 , 07:20 (GMT+7)

Câu chuyện quán cà phê Cyclo’s Road ở Hội An tự đưa ra quy định chỉ tiếp khách Tây, làm dậy sóng trên nhiều diễn đàn du lịch.

Không chỉ khách Việt không được chào đón ở quán cà phê Cyclo’s Road mà nhiều khách châu Á cũng bị tẩy chay khi có nhã ý ghé chân vào địa chỉ kinh doanh này.

05-38-38_hoi_n_2
Vẻ đẹp lung linh của phố cổ Hội An.

Từ thế kỷ 17, Hội An đã được hình thành là một thương cảng nổi tiếng. Những dấu tích được gìn giữ của Hội An chứng minh một quá khứ phồn thịnh, và được xem như một đô thị cổ được bảo tồn tốt nhất Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã vinh danh Hội An và khách du lịch vẫn nghĩ về Hội An với những ấn tượng cực kỳ tốt đẹp. Hội An đạt giải thưởng Thành phố du lịch sạch ASEAN. Hội An được công nhận là một trong 15 thành phố hấp dẫn nhất thế giới, và Hội An cũng là một trong 10 thành phố tuyệt vời nhất châu Á. Vì vậy, ứng xử ở Hội An có sức ảnh hưởng đến nhiều người.

Không thể phủ nhận, mỗi năm hàng triệu du khách đến với Hội An vì sự thân thiện và sự gần gũi của môi trường sống. Vậy mà trớ trêu thay, quán cà phê Cyclo’s Road (nằm trên đường Bạch Đằng) từ chối phục vụ khách Việt gây bức xúc cho nhiều người.

Mở quán kinh doanh thì được quyền có nguyên tắc riêng. Thế nhưng, cái nguyên tắc riêng ấy không thể đi ngược lại chuẩn mực chung của xã hội. Theo phản ánh của chị Thu H là mookt du khách đến từ TPHCM. Khị chi Thu H cùng gia đình đi dạo ven sông Hoài nên phát hiện quán Cyclo’s Road có không gian và góc nhìn ra sông rất đẹp nên rủ nhau ghé lại để uống cà phê. Thời điểm ấy, quán Cyclo’s Road vẫn còn khá nhiều bàn trống. Thật bất ngờ, nhóm của chị Thu H ngồi xuống bàn thì nhân viên phục vụ cho biết bàn này đã có khách đặt trước, và những bàn trống khác đều đã… có người đặt trước. Thử quan sát, chị Thu H quan sát trên tất cả các bàn đều không có dấu hiệu thể hiện đã có người đặt chỗ.

Chị Thu H kể: "Chúng tôi vừa đi ra thì thấy một nhóm khách người phương Tây đi vào, và họ tiếp ngay, không hỏi han gì. Chúng tôi cảm thấy rất lạ nên hỏi một số người xung quanh thì biết được quán này không phục vụ người Việt mình, chỉ phục vụ Tây. Tôi không thể tin được ngay tại nước mình mà người Việt mình không được phục vụ, bị đuổi khéo như thế".

Trường hợp chị Thu H không phải là nạn nhân duy nhất của thái độ “nhất bên trọng, nhất bên khinh” ở quán cà phê Cyclo’s Road. Trên trang web chuyên về du lịch là TripAdvisor cũng có hàng chục khách hàng bày tỏ bức xúc về quán Cyclo’s Road. Tất cả các phản ánh đều bày tỏ sự phẫn nộ khi quán này đuổi khách Việt và chỉ phục vụ khách Tây.

Du khách Giang Hưng chia sẻ một lần khó bình tĩnh với quán Cyclo’s Road: "Thật khủng khiếp là điều mà chúng tôi phải dùng để mô tả dịch vụ mà họ cung cấp. Chúng tôi đi dạo quanh Hội An và thấy quán cà phê này. Chúng tôi bước vào thì họ có 2 bàn trống. Chúng tôi định ngồi xuống, nhưng người phục vụ từ chối vì chúng tôi là người Việt. Ông ta nói với chúng tôi rằng, bàn được đặt trước nhưng không có dấu hiệu nào cả. Tôi đã tức giận vì tôi không thể tin một quán cà phê phân biệt đối xử lại có thể nằm ở giữa Hội An. Chúng tôi không trả ít hơn người phương Tây một khi chúng tôi đặt hàng một cái gì đó. Việc mà quán này làm chỉ là một sự xấu hổ đối với người làm dịch vụ du lịch của Hội An".

Còn du khách Linh V bày tỏ trải nghiệm không kém xót xa ở quán Cyclo’s Road: "Chúng tôi thấy còn vài bàn trống, nhưng anh chủ quán mau mắn chạy ra và nói xin lỗi bàn đã được đặt hết. Tôi đã hỏi kỹ thêm rằng, bàn mà mình đang định ngồi đã được đặt trước rồi còn những bàn khác thì sao? Anh chủ quán nói: "Em là chủ quán này chị, nên em biết chứ!".

Chúng tôi rời đi nhưng sau đó thì một số bạn người nước ngoài (không phải gốc Á) đi qua và ngồi xuống chiếc bàn chúng tôi vừa bị từ chối. Họ được tiếp đón nồng nhiệt và tôi không hề thấy anh chủ quán hỏi tên họ hoặc từ chối với lý do bàn đã có người đặt. Người Việt Nam bị phân biệt ngay tại Việt Nam thì rất khó chấp nhận với tôi".

Đáng ái ngại hơn cho quán cà phê Cyclo’s Road là phản ứng của du khách Jeong Ahn Shin đến từ Hàn Quốc: "Người phục vụ làm việc ở đó phân biệt chủng tộc. Anh ta đuổi chúng tôi ra ngoài, khi biết tôi là người châu Á, trong khi những người phương Tây được chào đón. Anh ấy không chào đón người châu Á, mặc dù anh ấy cũng là người Á Châu!”

Vì sao lại có quán cà phê chỉ phục vụ khách Tây ở đô thị cổ kính và trầm mặc nhất nước ta? Trước thông tin xôn xao đầy tiêu cực mà du khách lên tiếng, ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết đã mời chủ quán Cyclo’s Road đến làm việc.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Sơn cũng băn khoăn: "Pháp luật không thể can thiệp việc này. Đây là vấn đề thuộc phạm trù đạo đức. Nếu đúng có sự việc như vậy thì thành phố mời lên nhắc nhở, răn đe chứ không thể dùng pháp luật. Họ muốn bán cho ai, họ từ chối ai là quyền của họ chứ pháp luật không can thiệp được. Ví dụ nếu như quán này mà treo 1 cái biển bên ngoài có nội dung "không phục vụ khách Việt" thì mình sẽ xử lý được ngay. Đó là vấn đề thuộc thẩm quyền của pháp luật. Còn vấn đề ở quán Cyclo’s Road là vấn đề đáng lên án về mặt đạo đức thôi. Không có điều luật nào có thể xử lý họ được!".

Pháp luật không thể chế tài quán cà phê Cyclo’s Road, còn sức mạnh của cộng đồng thì sao? Nghiệp đoàn du lịch Hội An và những tổ chức bảo vệ di sản Hội An đâu? Hãy nhớ rằng, Hội An được công nhận “Di sản văn hóa thế giới” từ năm 1999. Suốt 30 năm qua, mỗi người dân Hội An đều chung tay gìn giữ vẻ đẹp Hội An. Nếu không có những mảng tường kỷ niệm, nếu không có những mái ngói rêu phong, nếu không có những đêm trăng đèn lồng, thì quán cà phê Cyclo’s Road có thể kinh doanh thuận lợi không? Chắc chắn, nếu không được đặt trong không gian Hội An thì cũng chẳng có khách Tây nào thèm hé mắt đến quán cà phê Cyclo’s Road. Càng nghĩ càng đau, Cyclo’s Road có nghĩa là con đường xích lô, mà những cư dân thân thuộc với phương tiện xích lô như người Việt không được hoan nghênh ư? Con đường xích lô chỉ dành cho những người sản xuất xe hơi và ưa chuộng pho mát chăng?

Năm 2018, Hội An đã đón 5 triệu khách du lịch. Riêng sáu tháng đầu năm 2019, đã có 4 triệu khách du lịch đến Hội An. Lượng du khách tăng trưởng vượt bậc của Hội An đâu phải nhờ vào những quán cà phê như Cyclo’s Road. Người dân Hội An rất hồn hậu và rất mến khách, họ không thể nào đồng tình cho kiểu làm ăn của quán cà phê Cyclo’s Road. Cái cách ứng xử với khách Việt của quán cà phê Cyclo’s Road là một mảng màu nhem nhuốc trong bức tranh thanh bình và ấm áp của Hội An.

Động cơ nào để quán cà phê Cyclo’s Road tự đưa ra quy định chỉ tiếp khách Tây? Vì khách Tây trả nhiều tiền hơn khách Việt, hay vì khách Tây sang trọng hơn khách Việt? Dù bất cứ lý do gì cũng rất khó thuyết phục. Bởi lẽ, quán cà phê Cyclo’s Road hiện diện ở Hội An - mảnh đất được bồi đắp văn hóa mấy trăm năm của người Việt, thì không có quyền từ chối phục vụ khách Việt.

(Kiến thức gia đình số 38)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm