| Hotline: 0983.970.780

Một nhiệm kỳ chưa xây xong kè chống lũ cấp bách!

Thứ Sáu 09/07/2021 , 19:36 (GMT+7)

Nhiệm kỳ 2015-2020, tỉnh Thái Nguyên đưa định hướng phát triển đô thị hai bên bờ sông Cầu, ngay sau đó đã cho ra đời Đề án sông Cầu với 9 dự án thành phần.

Do đó, dự án chống lũ lụt cấp bách, cùng điểm nhấn vượt trội đô thị hai bên bờ sông để khai thác tiềm năng, giá trị kinh tế mà dòng sông đem lại, nhằm thỏa lòng mong đợi của người dân.

Các đồng chí lãnh đạo cao cấp cùng khách quý tham dự lễ khởi công dự án xây dựng cấp bách chống lũ lụt sông Cầu tại thành phố Thái Nguyên ngày 25/12/2016. Ảnh - TL.

Các đồng chí lãnh đạo cao cấp cùng khách quý tham dự lễ khởi công dự án xây dựng cấp bách chống lũ lụt sông Cầu tại thành phố Thái Nguyên ngày 25/12/2016. Ảnh - TL.

Đây là một trong những đề án quan trọng, nhằm đạt nhiều mục tiêu, trong đó quan trọng nhất, chính là giải bài toán chỉnh trị dòng sông Cầu, bảo đảm an toàn phòng, chống lũ lụt khu vực hai bên bờ sông thuộc địa bàn TP Thái Nguyên và các huyện: Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình. Đồng thời, phát huy khả năng tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Một đoạn kè bằng bê tông (khoanh màu đỏ) đang nằm lơ lửng cạnh bờ sông Cầu từ tháng 3 năm 2017 đến nay. ảnh VB. 

Một đoạn kè bằng bê tông (khoanh màu đỏ) đang nằm lơ lửng cạnh bờ sông Cầu từ tháng 3 năm 2017 đến nay. ảnh VB. 

Đặc biệt là ngày 25/12/2016, những người nông dân vùng rốn lũ Túc Duyên, TP. Thái Nguyên, đã tưng bừng rước đón các đoàn khách quý đến dự lễ khởi công dự án thoát lũ, thuộc đề án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu, kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu tỉnh Thái Nguyên.

Tin vui về khởi công dự án lan truyền nhanh, nông dân Túc Duyên nô nức đến tham dự đông như trẩy hội, xe đưa rước khách mời ùn tắc nhiều tuyến phố, ai đấy đều hưng phấn trước việc làm đầy ý nghĩa của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong năm đầu, năm bản lề của một Nhiệm kỳ mới.

Mỗi trận mưa lớn, nước sông Cầu dâng cao, lại đe dọa sạt lở tại những đoạn đê đã thi công dở dang rồi bỏ hoang. ảnh. TL 

Mỗi trận mưa lớn, nước sông Cầu dâng cao, lại đe dọa sạt lở tại những đoạn đê đã thi công dở dang rồi bỏ hoang. ảnh. TL 

Khi những chiếc máy xúc cỡ lớn ru đổ hàng loạt đoạn tường chắn lũ trước đây, người dân thấy xót tiền, xót của vì nền đường, tường bê tông chắn lũ còn dùng tốt, nhưng họ hy vọng vào một bức tường lớn hơn, sẽ thay thế để bảo vệ đồng lúa, rau màu, nhà cửa không còn bị lũ lụt đe dọa, để các gia đình đều có một cuộc sống an toàn lâu đời với mảnh ruộng, bờ mương và thật sự yên tâm cấy cày, trồng rau màu phục vụ cư dân đô thị.

Niềm vui tiếp theo là tháng 7/2018, TP. Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị ký kết hợp đồng BT, đối với 03 dự án thành phần gồm: Dự án Xây dựng hoàn thiện hệ thống đê bờ Hữu sông Cầu đoạn qua TP. Thái Nguyên (tổng mức đầu tư dự kiến trên 1.272 tỷ đồng), Dự án Xây dựng hệ thống kè chống sạt lở đê hai bên sông và xây dựng 3 bến thuyền tại thượng lưu cầu Quang Vinh, cầu Gia Bảy và thượng lưu đập Thác Huống (tổng mức đầu tư 1.457 tỷ đồng); Dự án Xây dựng hoàn thiện hệ thống đường giao thông hai bên bờ sông Cầu (tổng mức đầu tư dự kiến 1.350 tỷ đồng).

Sau lễ khởi công, hàng loạt những cỗ máy thi công khổng lồ vươn mình lên trời cao, cắm gầu xuống lòng sông, những cọc bê tông cỡ đại với phương pháp thi công cọc nhồi hiện đại, nên ai cũng tin tưởng kè chống lũ khẩn cấp sẽ sớm được hoàn thành, mang lại cuộc sống mới cho người dân và đặc biệt là không còn nơm nớp mỗi khi mùa mưa lũ cận kề.

Dự án chống lũ lụt cấp bách sông Cầu Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng, nhưng mới thi công dang dở một đoạn kè bằng bê tông dài khoảng 300 mét, đã tạm dừng thi công từ nửa cuối của Nhiệm kỳ 2015 - 2020. ảnh VB

Dự án chống lũ lụt cấp bách sông Cầu Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng, nhưng mới thi công dang dở một đoạn kè bằng bê tông dài khoảng 300 mét, đã tạm dừng thi công từ nửa cuối của Nhiệm kỳ 2015 - 2020. ảnh VB

Thế nhưng, như bao dự án khác tại tỉnh Thái Nguyên, cũng từng khởi công rầm rộ, nhưng rồi để đó cho cỏ mọc. Bởi sau khi xây dựng xong khoảng 300 mét kè sông Cầu chống lũ, các lán trại thi công bỗng cửa đóng then cài, không kèn, không trống, công nhân xây dựng rút lui êm lặng, khiến những người nông dân vùng rốn lũ TP. Thái Nguyên ngẩn ngơ như vừa mất đi tài sản quý giá, đã dày công gom góp từ lâu đời.

Nhân dân Thái Nguyên không hiểu lý do vì sao dự án chống lũ đang thi công rất rầm rộ lại phải dừng?. Tuy nhiên, người dân đều biết rất rõ về quyết tâm thực hiện dự án này phải có trong Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tại nhiệm kỳ 2015-2020. Một công trình có ý nghĩa to lớn, cấp bách mà cả nhiệm kỳ không xây xong? Người dân đang mong đợi công trình hoàn thiện từng ngày, liệu chính quyền có quên lãng?.

Qua thăm gặp một số người dân sống dọc bờ sông Cầu được biết, trước đây tỉnh Thái Nguyên đã từng đầu tư hệ thống đê kè chắn lũ đoạn gần khu vực Chợ Thái, bằng vốn ngân sách nhà nước, có cửa đóng mở nước để chống lụt rất an toàn cho các hộ dân sống trong bờ đê khu vực Chợ Thái, chỉ có những đoạn dưới phía hạ lưu do chưa xây kè, thì người dân luôn nơm nớp mỗi lo khi mùa mưa lũ đến.

Điều đáng nói là khi cho đập hết hệ thống kè cũ để thi công, chủ đầu tư lại không hoàn thiện ngay hệ thống kè mới để thay thế, cứ để bỏ hoang đất đá lổn nhổn, cây cỏ dại mọc um tùm, thậm trí nhiều đoạn bị san ủi hết mặt bê tông (đường dân sinh trên đê), đã khiến nhiều đoạn đê đứng trước nguy cơ bị sạt lở nếu nước lũ lớn thượng nguồn tràn về.

Trận mưa lũ năm 2019 đã nhấn chìm nhiều thiết bị của đơn vị thi công và gây ngập lụt nhiều hộ gia đình cư trú hai bên bờ sông Cầu đoạn trung tâm và đoạn hạ lưu thành phố Thái Nguyên. ảnh TL

Trận mưa lũ năm 2019 đã nhấn chìm nhiều thiết bị của đơn vị thi công và gây ngập lụt nhiều hộ gia đình cư trú hai bên bờ sông Cầu đoạn trung tâm và đoạn hạ lưu thành phố Thái Nguyên. ảnh TL

Thực tế là trong mùa mưa lũ năm 2019, đã khiến những người dân trong và ngoài đê TP. Thái Nguyên một phen hú vía, khi nước dâng ngấp nghé khu quảng trường trung tâm, rồi nhấn chìm cả dàn máy móc dùng để thi công dự án xây kè chống lũ này.

Nguy cơ thiệt hại do lũ luôn tiềm ẩn rất khó lường, người dân lại nơm nớp lo sợ mùa mưa bão năm nay đã cận kề. Thế nhưng, đến tháng 7 năm 2021, là khoảng 2 năm dự án đã tạm dừng thi công, cỏ hoang dại đã tươi tốt mọc kín bờ đê, cả chính quyền và doanh nghiệp thi công đều vắng bóng!

Hàng ngày, chỉ còn những người dân sống gần bờ đê đoạn thi công dang dở, luôn hóng đợi và cầu mong sẽ có ngày đẹp trời của nhiệm kỳ mới 2021-2025, dự án kè thoát lũ cấp bách sẽ được tái khởi động lại cho đến ngày hoàn thiện, góp phần bảo vệ tính mạng, rau mầu của bà con nơi hạ lưu TP.Thái Nguyên.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhiều bến xe 'bỏ thì thương, vương thì tội'

Tiền Giang Trong thời gian dài, bến xe thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) rất ít phương tiện ra vào đón khách, bốc dỡ hàng hóa, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất