| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên: Chủ động ứng phó kịp thời trước thiên tai

Thứ Hai 28/06/2021 , 10:52 (GMT+7)

Diễn biến bất thường của thời tiết do biến đổi khí hậu mà hậu quả do nó gây ra khiến cho niềm tin 'muốn yên lên Thái Nguyên mà ở' đã không còn nguyên vẹn.

Phòng ngừa chủ động

Thái Nguyên có nhiều huyện miền núi, địa hình dốc, nhiều sông, suối, hồ chứa, thường xuyên phải đối mặt với mưa, lũ, lốc xoáy, mưa đá... Những năm gần đây, thời tiết diễn biến cực đoan, bất ngờ gây thiệt hại không nhỏ.

Năm 2020, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên xảy ra 22 đợt thiên tai (nhiều hơn 13 đợt so với năm 2019), làm hai người chết, 16 người bị thương, hơn 3.400 căn nhà, 81 điểm trường, 13 công trình văn hóa, 10 trụ sở cơ quan bị ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau; hơn 200ha lúa và hoa màu, 870ha rừng bị thiệt hại, hơn 8.300 con gia súc, gia cầm chết.

Lực lượng xung kích xã Quân Chu (huyện Đại Từ) thực hiện khắc phục thiệt hại do mưa lũ. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Lực lượng xung kích xã Quân Chu (huyện Đại Từ) thực hiện khắc phục thiệt hại do mưa lũ. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Với tinh thần chủ động phòng tránh, kịp thời khắc phục với phương châm "bốn tại chỗ", ngay từ đầu năm 2021, Thái Nguyên  tập trung thực hiện rà soát, bổ sung và phê duyệt kế hoạch phòng chống thiên tai, phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai theo quy định. Những khu vực, làng bản, những người dân dễ bị tổn thương bởi thiên tai được quan tâm xử lý tình huống ứng phó.

Ông Nguyễn Văn Trọng (Bí thư chi bộ bản Bậu, xã vùng cao Bình Long, huyện Võ Nhai) cho biết, từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước, 29 hộ dân của bản được di dời tới nơi tái định cư để tránh lũ úng sông Dong năm nào cũng ụp xuống. Bà con yên tâm ổn định làm ăn tại nơi ở mới. Đời sống mới, từ chỗ có quá nửa số hộ trong bản thuộc diện hộ nghèo thì nay chỉ còn 2 hộ.

Mới đây, huyện Đại Từ đã thống kê 12 hộ dân với 53 nhân khẩu nằm trong vùng có nguy cơ tái sạt lở rất cao, đe dọa tính mạng và tài sản của nhân dân tại xã Quân Chu. Huyện đã báo cáo và đề nghị UBND tỉnh khẩn trương chỉ đạo lập dự án xây dựng khu tái định cư tập trung cho người dân.

Thái Nguyên hiện có bảy tuyến đê với tổng chiều dài hơn 48km tại huyện Phú Bình, thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên. Theo đánh giá, các tuyến đê đáp ứng yêu cầu chống lũ. Tuy nhiên, tỉnh vẫn chuẩn bị, tập kết 3.500m3 đá hộc, 80 nghìn bao tải, hơn 1.000 rọ thép, 800m3 đá dăm, 17.600m2 bạt chống sóng tại các kho của Chi cục Thủy lợi Thái Nguyên sẵn sàng đưa ra sử dụng khi cần thiết.

Ông Ngô Danh Thùy (Trưởng phòng Kinh tế T.P Thái Nguyên) cho biết, lãnh đạo thành phố đã yêu cầu 32 phường, xã trên địa bàn kiện toàn ban chỉ huy, xây dựng phương án, củng cố lại các đội xung kích phòng chống thiên tai. Hiện, thành phố đang có trên 40 đội xung kích phòng chóng thiên tai thuộc các đơn vị, phường, xã với gần 3.000 thành viên. Đối với các xã, phường ven sông, lực lượng xung kích được tập huấn các thao tác lái xuồng, xử lý tình huống trên sông nước để ứng cứu với những trường hợp phát sinh nguy hiểm có thể xảy ra.

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai thành phố đã phối hợp với Chi cục Thủy lợi, Hạt quản lý đê thành phố kiểm tra hệ thống đê, kè, cống tiêu nước dưới đê; các cống tiêu nước nội đồng, hành lang thoát lũ khu vực trung tâm trước mùa mưa bão để kịp thời tu bổ, sửa chữa một số đoạn đê hỏng hóc, xuống cấp.

Hiện đại hóa dự báo, cảnh báo

Thái Nguyên triển khai đa dạng hóa hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức của các cơ quan, tổ chức, nhân dân tránh tư tưởng chủ quan trong phòng, chống thiên tai, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, vùng hay bị ảnh hưởng bởi thiên tai; tăng cường công tác thông tin, truyền thông, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai.

Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai được thực hiện thường xuyên, đảm bảo theo quy định. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên thực hiện trực dự báo 24/24 giờ, theo dõi, bám sát tình hình khí tượng, thủy văn và kịp thời ban hành các bản tin cảnh báo, dự báo diễn biến thiên tai gửi đến các cấp, các ngành liên quan. Công tác thông tin, truyền tải các bản tin cảnh báo, dự báo đến các cấp chính quyền cơ sở, người dân, cộng đồng được thực hiện kịp thời, tiếp nhận thông tin đa dạng bằng nhiều hình thức như trên loa phát thanh, email, mạng xã hội Zalo, Facebook, nhắn tin SMS...

 Nhờ chương trình hỗ trợ di chuyển ưu việt của Nhà nước mà người dân bản Bậu thoát cảnh ngập lụt quanh năm. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

 Nhờ chương trình hỗ trợ di chuyển ưu việt của Nhà nước mà người dân bản Bậu thoát cảnh ngập lụt quanh năm. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Thái Nguyên thực hiện đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong hoạt động theo dõi, cảnh báo thiên tai thông qua các hoạt động đầu tư xây dựng các trạm đo mưa tự động, hệ thống theo dõi, giám sát mực nước một số sông, hồ chứa để cảnh báo nguy cơ mất an toàn khi có mưa lũ xảy ra.

Bước vào mùa mưa lũ năm nay, tỉnh đã chủ động đề ra phương án phòng, chống, khắc phục kịp thời để giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại. Ðến nay, Thái Nguyên đã và đang lắp đặt 29 trạm đo mưa ở các xã xung yếu, có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống; lắp đặt 12 ca-mê-ra dọc sông Cầu, tại các điểm xung yếu để quan sát mực nước lũ trên sông Cầu. Khi có mưa từ 50mm trở lên, các trạm đo mưa, các ca-mê-ra quan sát mực nước sông Cầu sẽ thường xuyên truyền số liệu về cường độ, lưu lượng mưa đến các trưởng thôn, bản, lãnh đạo chính quyền, cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai các cấp. Qua đó, chính quyền địa phương, nhất là trưởng thôn, xóm sẽ cảnh báo kịp thời nguy cơ lũ ống, lũ quét, mực nước tại các ngầm tràn, mức nước trên sông Cầu cho người dân vùng hạ du biết. 

Xem thêm
Đoàn công tác Bộ NN-PTNT thăm cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên quần đảo Trường Sa

Từ ngày 10/5 - 16/5/2024, gần 40 đại biểu Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu tham gia Đoàn công tác số 18 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai cá thể khỉ vàng mò vào vườn nhà dân

LÀO CAI Sau khi bắt được hai cá thể khỉ trong vườn, người dân đã bàn giao cho Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Thắng để đưa về trung tâm chăm sóc.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.