| Hotline: 0983.970.780

Một số cách tự làm phân bón hữu cơ tại nhà

Thứ Ba 11/10/2022 , 09:50 (GMT+7)

Hầu hết nông dân đều rành việc mua phân bón, nhưng lại có rất ít người biết cách tự làm phân bón hữu cơ tại nhà, nhất là trong bối cảnh khan hiếm hiện nay.

Dưới đây là sáu cách tự làm ra phân bón hữu cơ mà mọi người đều có thể thực hiện bằng những thiết bị đơn giản, giúp chúng ta có sản phẩm dinh dưỡng cho cây trồng của mình. Thậm chí là chúng ta còn tận dụng được nhiều vật liệu từng bị coi là phế phẩm vào mục đích sử dụng tốt.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thực vật, có nhiều yếu tố cần thiết để cây trồng khỏe mạnh, nhưng tựu chung không thể thiếu ba loại dưỡng chất bị hạn chế nhất trong môi trường tự nhiên của chúng ta là nitơ (N), phốt pho (P) và kali (K).

Phân động vật

Phân động vật là nguồn dinh dưỡng cây trồng quan trọng và bền vững. Đồ họa: EPA

Phân động vật là nguồn dinh dưỡng cây trồng quan trọng và bền vững. Đồ họa: EPA

Loại phân bón hữu cơ tự chế phổ biến nhất chính là phân động vật. Nguồn tài nguyên này bao gồm phân gà, bò và ngựa thường chứa rất nhiều nitơ, phốt pho và kali. Tuy nhiên nồng độ (hàm lượng) amoniac trong chúng cao đến mức chúng thực sự có thể “đốt cháy” cây trồng.

Do vậy để tránh cho việc cây trồng bị đốt cháy do nóng sót hoặc có khả năng lây lan các mầm bệnh, trước tiên chúng ta nên ủ phân trong các đống ủ nóng và để cho phân hoai mục, trước khi rải trong vườn.

Riêng phân thỏ có hàm lượng amoniac tương đối thấp nên có thể bón trực tiếp cho cây trồng mà không cần ngâm ủ.

Các loại xương

Bột xương được coi là một “bữa ăn” cải tạo đất trồng tuyệt vời mà người làm vườn nhiều nơi từng sử dụng, nhưng lại ít người biết cách tự làm tại nhà. Bột xương là loại vật liệu chứa nhiều phốt pho, canxi, và một số loại nitơ.

Cách tự chế phân bón hữu cơ từ xương động vật tại nhà khá đơn giản. Sau khi chúng ta ninh nấu xương từ bất kỳ loại động vật trang trại, hãy dóc bỏ hoàn toàn thịt hoặc lông còn giắt lại, sau đó phơi (lau) khô rồi xay giã nhỏ thành những “bữa ăn” cho cây trồng.

Lưu ý cần đảm bảo rửa sạch muối hoặc dầu có thể còn bám trên xương trong quá trình nấu, chế biến.

Máu (tiết) động vật

Bột máu được coi là một chất bổ sung chất lượng cao được làm từ máu (tiết) động vật đã khử nước. Nó có chứa một số hàm lượng phốt pho và kali, nhưng chất quan trọng tạo nên sức mạnh chính của nguồn chất thải dư thừa này chính là nitơ.

Để tự chế ra loại phân bón hữu cơ làm từ bột máu, chúng ta cần thu gom một hết máu (tiết) động vật trong quá trình giết mổ và nấu cho đến khi nó có độ sệt như bùn. Sau đó, có thể đổ ra chảo hoặc khay khử nước và sấy khô cho đến khi khô nứt và nghiền thành bột để bón cho cây trồng.

Nước ép thực vật lên men

Lời khuyên của các chuyên gia là chúng ta nên dùng nước ép thực vật lên men để làm phân bón cho cây trồng vì từ nguồn này có thể chiết xuất ra nhiều khoáng chất và chất dinh dưỡng quý giá trong một loại phân bón nhanh tự chế.

Quá trình này sử dụng vi khuẩn lactobacillus tự nhiên có trên thực vật kết hợp với tỷ lệ một phần nguyên liệu thực vật với tỷ lệ một phần hai đường hoặc mật ong và đủ nước để bao phủ chúng. Để hỗn hợp lên men trong một tuần, sau đó bạn có thể pha loãng và bón trực tiếp cho cây trồng của mình.

Đạm cá

Tận dụng nguồn phế phẩm để tự làm phân cá

Tận dụng nguồn phế phẩm để tự làm phân cá

Phân cá hay xác cá là một loại phân bón phổ rộng tuyệt vời. Việc tận dụng nguồn này thành phân bón hữu cơ không những là một giải pháp tối ưu để tận dụng hết những vụn bã cá dư thừa có thể gây ô nhiễm môi trường mà còn tạo ra nguồn dưỡng chất cần thiết cho cây trồng.

Để tự làm phân cá, đơn giản chúng ta chỉ cần xếp rác vụn cá lẫn với lá cây rụng hoặc rơm rạ vào từng cái xô, thùng chứa và sau đó phủ nước lên chúng. Lưu ý hãy khuấy hỗn hợp này vài ngày một lần trong ba tuần, và sau đó tạo thành dạng bùn lỏng rồi pha loãng để bón cho cây trồng.

Nhược điểm của loại phân bón này là bạn sẽ không “ghi được điểm nào” với hàng xóm của mình, tuy nhiên họ sẽ tha thứ cho bạn khi bạn chia sẻ những thành quả là cà chua hay rau xanh với họ vào mua thu hoạch.

Chất thải của con người

Nước tiểu của con người là một loại phân bón tuyệt vời và nhiều nghiên cứu trên khắp thế giới đang tìm cách hay thử nghiệm nhằm thay thế các loại phân bón thông thường đắt đỏ và khan hiếm.

Lưu ý là cần pha loãng với nước sạch với tỷ lệ từ 1:10 đến 2:10  để tưới cây. Trong nước tiểu, ngoài lượng đạm lớn còn có nhiều khoáng chất đa lượng và vi lượng điển hình như nitơ, phốt pho và kali ở tỷ lệ khoảng 11-1-2,5, tương đương với hàm lượng NPK trong một số các loại phân bón tổng hợp. Đây còn là giải pháp bảo vệ cây trồng tránh khỏi nhiều loại sâu bệnh thường gặp.

(The Meateater)

Xem thêm
Chuỗi chăn nuôi gà '3 chung' Gò Công

TIỀN GIANG Các thành viên của HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công cùng nhau chăn nuôi gà theo 3 chung, đó là mua chung, nuôi chung và bán chung.

Đến tận nhà tiêm vacxin phòng dại cho chó, mèo

CẦN THƠ Dại là loại bệnh rất nguy hiểm xuất hiện trên các loại vật nuôi như chó, mèo và có thể truyền nhiễm sang người gây nguy hại đến tính mạng.

Nghiên cứu hệ thống đo phát thải CO2 và CH4 từ cây lúa

CẦN THƠ EcoTraceTech - Hệ thống đo phát thải CO2, CH4 từ cây lúa là ý tưởng khởi nghiệp của nhóm sinh viên Đại học Cần Thơ.