| Hotline: 0983.970.780

Một số giống gà bản địa đặc sản

Thứ Hai 26/03/2018 , 13:30 (GMT+7)

Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) đang bảo tồn và nhân nuôi một số giống gà đặc sản của miền Bắc nước ta.

1. Gà Đông Tảo:

08-04-35_g_dong_to

Nguồn gốc giống ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Gà con 01 ngày tuổi có màu lông vàng nhạt đồng nhất. Khi trưởng thành, gà mái có lông màu lá chuối khô, thân dài, ngực rộng và có yếm. Gà trống có lông màu mật, đầu và cổ to ngắn, vùng bụng và ngực ít lông, da dày màu đỏ, đặc biệt chân rất to có ba hàng vảy xù xì màu đỏ.

Gà nuôi hậu bị khoảng 23 - 24 tuần. Tỷ lệ nuôi không thấp hơn 90%. Khi kết thúc nuôi hậu bị, con trống đạt 2,4 - 2,6kg, con mái 1,7 - 1,9kg.

Gà mái sinh sản đẻ quả trứng đầu tiên khoảng 24 - 25 tuần tuổi. Sản lượng trứng/mái/năm không thấp hơn 50 quả. Khối lượng trứng giống là 40 - 45 gr/quả. Tỷ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống không thấp hơn 90%. Tỷ lệ ấp nở/trứng ấp không thấp hơn 70%. Tỷ lệ chết, loại/tháng không lớn hơn 2,0%. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng không lớn hơn 6,5 kg. Số gà con giống/mái/năm không thấp hơn 20 con.

2. Gà H’Mông:

08-04-35_giong_g_hmong

Nguồn gốc giống ở các tỉnh miền núi Tây Bắc. Gài H’Mông có da đen, thịt đen và xương đen. Gà trưởng thành toàn thân lông màu đen, lông cổ trắng hoặc vàng đốm đen. Da chân đen. Mào đơn màu đen hoặc tím đậm. Tích tai màu đen. Khối lượng gà trưởng thành (140 ngày tuổi), gà mái đạt 1,3 - 1,35kg/con, gà trống 1,65 – 1,8kg/con. Gà nuôi sinh sản đẻ trứng bói khoảng 20 - 21 tuần tuổi. Năng suất trứng/mái/năm đạt 90 - 100 quả. Khối lượng trứng giống là 46gr. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng từ 3,7 - 3,8kg. Nuôi giết thịt từ 15 tuần tuổi. Khối lượng gà mái đạt 1,1 - 1,2kg, gà trống 1,4 - 1,5kg. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 3,4kg. Có thể nuôi gà ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Hình thức nuôi nhốt hoặc bán chăn thả.

3. Gà Lạc Thủy: Nguồn gốc giống từ huyện Lạc Thủy, tỉnh Hoà Bình. Ở tuổi trưởng thành, quần thể gà có màu lông đồng nhất, gà mái lông màu nâu lá chuối khô, gà trống lông màu mã mận. Chân gà nhỏ và hơi cao. Da chân màu vàng, da thịt vàng. Gà có mào đơn và là giống gà có tốc độ mọc lông nhanh. Nuôi giết thịt từ 15 tuần tuổi, gà mái đạt 1,7kg, gà trống 2,0kg. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 3,3kg. Rất thích hợp với nuôi bán chăn thả. Có thể chăn nuôi nhốt chuồng.

4. Gà Mía: Nguồn gốc ở xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Gà mía có màu sắc lông rất đặc trưng: Gà con 01 ngày tuổi có màu vàng nhạt đồng nhất. Khi trưởng thành, gà mái có lông màu lá chuối khô, thân dài, ngực rộng nhưng không sâu, gà trống, lông màu mật, cổ dài, mào cờ ngả, tích tai to dài, màu đỏ tươi. Nuôi hậu bị khoảng 19 - 20 tuần. Tỷ lệ nuôi, không thấp hơn 90%. Khối lượng khi kết thúc hậu bị, con trống đạt 1,8 - 2,0kg, con mái 1,2 - 1,4kg.

Gà mái sinh sản, đẻ quả trứng đầu tiên ở 20 - 21 tuần tuổi. Sản lượng trứng/mái/năm, không thấp hơn 55 quả. Khối lượng trứng giống đạt 40 - 45 gr/quả. Tỷ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống, không thấp hơn 90%. Tỷ lệ ấp nở /trứng ấp, không thấp hơn 75%. Tỷ lệ chết, loại/tháng, không lớn hơn 2%. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng, không lớn hơn 6,5 kg. Số gà con giống/mái/năm, không thấp hơn 20 con.

5. Gà ri:

08-04-35_g_ri_nuoi_ti_trung_tm_nc_gi_cm_thuy_phuong_h_noi

01 ngày tuổi có màu vàng đồng nhất. Khi trưởng thành, lông gà mái màu vàng, thân hình gà mái nhỏ gọn, cổ dài, mào đơn. Gà trống lông màu vàng nâu đỏ, cổ dài, mào cờ, tích to và chảy dài. Khi trưởng thành, khối lượng gà mái 1,2 - 1,3 kg, gà trống 1,7 - 1,9kg. Năng suất trứng/mái/năm đạt 120 - 125 quả. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 3,1 - 3,3kg.

6. Gà chọi: 01 ngày tuổi có màu lông đa dạng (trắng, đen xám, xám, xám tro, nâu nhạt). Có 3 sọc hoặc 1 sọc trên lưng. Khi trưởng thành: Gà mái, thân cao, dáng nhanh nhẹn, lông phân bố không đều, màu lông rất đa dạng (đen tuyền,  khoang trắng đen, một số màu lá chuối khô, màu vàng, xám tro, đen pha xám, đen). Gà trống, thân cao, linh hoạt, cơ bắp phát triển, lông phân bổ không đều ( cổ, ức và đùi có rất ít hoặc không có lông). Màu lông rất đa dạng (đỏ pha đen tạo thành đỏ sẫm hoặc đỏ tươi pha vàng tạo màu tía, màu lông đen tuyền pha đốm trắng, màu lông đen tuyền pha xanh, màu xám tro, xám pha đen đỏ, màu trắng bông, vàng nhạt pha đỏ, màu trắng lợt.

Thời gian nuôi hậu bị từ 25 - 26 tuần. Tỷ lệ nuôi, không thấp hơn 90%. Khối lượng gà kết thúc hậu bị, con trống khoảng 2,4 - 2,5kg, con mái 1,7 - 1,9kg.

Gà mái sinh sản đẻ quả trứng đầu tiên khoảng 26 - 27 tuần tuổi. Sản lượng trứng/mái/năm, không thấp hơn 25 quả. Khối lượng trứng giống đạt 40 - 45 gr/quả. Tỷ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống, không thấp hơn 90%. Tỷ lệ ấp nở/trứng ấp, không thấp hơn 70%. Tỷ lệ chết, loại/tháng, không lớn hơn 2%. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng, không lớn hơn 9,5kg. Số gà con giống/mái/năm, không thấp hơn 10 con.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm