| Hotline: 0983.970.780

Nhà thơ Vũ Từ Trang - Một tâm hồn Kinh Bắc đã bay đi

Chủ Nhật 12/07/2020 , 09:50 (GMT+7)

Nhà thơ Vũ Từ Trang, tác giả “Nghề cổ nước Việt từ truyền thống đến hiện đại”, đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ sáng 12/7, hưởng thọ 73 tuổi.

Nhà thơ Vũ Từ Trang (1948-2020) vừa rời cõi tạm sáng 12/7. Ảnh: TL.

Nhà thơ Vũ Từ Trang (1948-2020) vừa rời cõi tạm sáng 12/7. Ảnh: TL.

Nhà thơ Vũ Từ Trang, tên thật Vũ Công Đình, sinh ngày 20/7/1948 tại Trang Liệt, Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông vào đời bằng nghề phóng viên báo Tiểu Công Nghiệp, Thủ Công Nghiệp. Chính những năm tháng ấy, đã giúp ông trở thành một nhà biên khảo với các công trình “Nghề đẹp tỉnh Bắc”, “Nghề lạ vùng cao” và giá trị nhất là “Nghề cổ đất Việt từ truyền thống đến hiện đại”.

Với thi ca, nhà thơ Vũ Từ Trang là một kẻ tình si từ thuở đôi mươi. Những tập thơ “Thời trai trẻ”, “Ngược dốc”, “Lẻ và không lẻ”, “Những vòng tròn không đồng tâm”… như những tấm gương soi rọi tâm hồn mơ mộng và nồng hậu của nhà thơ Vũ Từ Trang.

Ví dụ, về nghề mộc bao đời ở làng mình, ông viết: “Hàng trăm năm rồi quê tôi vẫn thế/ vẫn những người dân trần lưng làm thợ/ đục đục bào bào dựng lên chiếc ghế/ bao nhiêu chiếc ghế lại vào cung vua/ bao nhiêu hiểm họa lại nhiều hơn xưa”.

Công trình nghiên cứu có giá trị của Vũ Từ Trang về các làng nghề nước ta.

Công trình nghiên cứu có giá trị của Vũ Từ Trang về các làng nghề nước ta.

Nhà thơ Vũ Từ Trang quan niệm: “Làm thơ là cuộc hành trình đi tìm cái đẹp. Cuộc hành trình càng ngày càng thăm thẳm và mênh mông. Tôi rất trân trọng những người khó tính và quyết liệt trên cuộc tìm kiếm này!”.

Không nói suông, ông dành nhiều thời gian và công sức để đọc và viết về đồng nghiệp mình, như một cách cổ vũ tinh thần sáng tạo.

Kết quả, nhà thơ Vũ Từ Trang có mấy cuốn chân dung tác giả được công chúng đón nhận như “Nhà văn độc bộ độc hành”, “Phía sau con chữ”, “Vì sao ta mãi phong trần”, “Phận người trôi nổi”, “Tơ trời chùng chình đón đợi”…

Nhà thơ Vũ Từ Trang phát hiện bị bệnh ung thư vào cuối năm 2016, nhưng ông rất lạc quan đối mặt. Ngoài những ngày điều trị tại bệnh viện, ông đi khắp nơi, vào Sài Gòn, xuống Hải Phòng, lên Đà Lạt để thăm bạn bè. Từ đầu năm 2020, ông tranh thủ viết tiểu thuyết “Và khép rồi lại mở” phản ánh những biến đổi ngay mảnh đất Kinh Bắc mà mình đã sinh ra và lớn lên.

Tính cách của nhà thơ Vũ Từ Trang ôn hòa và hào hiệp. Ông đối xử tử tế với mọi người và không bao giờ to tiếng với ai.

Những cuốn sách chân dung văn học của Vũ Từ Trang.

Những cuốn sách chân dung văn học của Vũ Từ Trang.

Bằng sự bình thản của một nhà thơ, Vũ Từ Trang thong dong cảm nhận từng chuyển động quái ác từ căn bệnh ung thư. Ông luôn cười hiền lành để an ủi người thân và người quen, khi đề cập sức khỏe suy giảm của mình. Cách đây một tháng, khi tình tình ngày càng xấu đi, nhà thơ Vũ Từ Trang mới mở lời với nhà thơ Vũ Quần Phương: “Tôi thấy không ổn rồi. Anh viết cho tôi cái điếu văn nhé!”.

Và sáng nay, 12/7, tâm hồn Kinh Bắc của Vũ Từ Trang đã bay đi. Bay đi nhẹ nhàng và lãng mạn, như chính những câu thơ ông viết về cuộc sống mến thương: “Đường đời ngắn, mỏi gối chùn chân/ cao cao xanh xanh kia càng mãi xa xăm/ lá dần khô bên trái tim phiền muộn/ đất cằn cỗi như tóc mình loang bạc/ ngày tháng đến như những mùa lúa lép/ Nhưng chẳng phải lá cây, chẳng phải đất đai/ mà có lẽ chính mình cằn cỗi/ một lớp trẻ sớm mai lại lanh lảnh lên đường/ chúng lại đi con đường chúng ta đã đi, lại nghe đất thở thì thầm, lại xem chồi cây run rẩy…”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm