| Hotline: 0983.970.780

Một thôn sản xuất 10 triệu cây ăn quả giống/năm

Thứ Tư 14/10/2020 , 21:10 (GMT+7)

Mỗi năm thôn Bằng Nha, xã Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên ghép nhân ra thị trường hàng triệu cây ăn quả giống các loại, doanh thu đạt 17 tỷ đồng, lãi gần 10 tỷ.

Ông Nguyễn Võ Liển, Trưởng thôn Bằng Nha cho biết: Nghề nhân giống cây ăn quả đã hình thành ở đây gần 40 năm, nhưng phát triển sôi động nhất, kể từ năm 2005 đến nay, trước đó cơ bản chỉ sản xuất các giống cây táo chua, táo ngọt đáp ứng cho nhu cầu canh tác tại địa phương. Sau này nhờ phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra mạng mẽ khắp các địa phương trên miền Bắc, đã thúc đẩy những người làm nghề nhân giống cây ăn quả thôn Bằng Nha mở rộng diện tích, gia tăng số lượng, sản xuất đa dạng các giống cây ăn quả các loại.

Anh Đào Ngọc Sáng mỗi năm gieo, ghép được trên 30 vạn cây ăn quả giống. Ngoài tự tiêu thụ hết sản phẩm làm ra, còn nhận bao tiêu, trung chuyển được hàng chục vạn cây giống cho các hộ khác. Tạo việc làm cho gần 10 lao động tại chỗ, mức thù lao 200 - 250 nghìn đồng/người/ngày. Đồng thời còn ủng hộ hơn 30 triệu đồng cho phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Anh Sáng bật mí: “Nhân cây ăn quả giống, không tốn diện tích canh tác, ít bị rủi ro thiên tai, dịch bệnh, áp lực thời vụ cũng thấp, hiệu quả sản xuất đạt cao, mọi tầng lớp lao động đều có thể tham gia, tùy theo sức của mình”.

Chị Chuyên ghép hồng xiêm xoài.

Chị Chuyên ghép hồng xiêm xoài.

Ông Đào Hoàng Nghiệp, sức khỏe khá yếu, vẫn gieo, ghép được hơn 10 nghìn cây ăn quả giống/năm, chẳng những tự đảm bảo được cuộc sống, còn có dư để phòng khi ốm đau.

Gia đình chị Lê Thị Chuyên, trước đây gieo trồng tới 5 sào rau màu các loại, mà vẫn ráo mồ hôi là hết tiền. Từ sau chuyển sang nhân giống cây ăn quả, chỉ mình chị Chuyên cũng sản xuất được 2 vạn cây giống các loại, còn tranh thủ làm thêm được hơn 1 sào rau gia vị nữa. Là phụ nữ, ham làm cây ăn quả giống, nên cứ nghe đâu có giống cây trồng đặc sản, là chị lại tìm đến tận nơi hỏi mua bằng được, về gieo, ghép trong vườn nhà, sau nhân bán ra thị trường.

Theo chị Chuyên, ghép giống trên cây ăn quả không khó, làm dần sẽ quen, khó nhất là khâu tiêu thụ. Để giữ được chân khách hàng, người làm nghề phải chọn gieo cây gốc ghép và mắt ghép kỹ càng, chăm sóc cho cây giống khỏe, sạch sâu bệnh... Bằng những cách làm này, mỗi năm chị Chuyên ăn tiêu rồi, vẫn còn “bỏ ống” được hơn 100 triệu đồng/sào chuyên cây giống các loại.

Xe chuyển cây giống đi tiêu thụ.

Xe chuyển cây giống đi tiêu thụ.

Anh Nguyễn Trung Văn (chuyên cây ăn quả giống ở Bằng Nha) tiết lộ: Để có được thị trường rộng mở, các nhà nông trên địa bàn, đã nâng cao chất lượng cây giống bằng cách, mua hạt ăn quả từ miền núi phía Bắc để gieo ươm làm gốc ghép. Mắt ghép cũng đặt hàng từ các nhà vườn có cây mẹ đầu dòng cùng loại, có lý lịch giống rõ ràng, được nhà nước công nhận, cho phép phổ biến ra đại trà.

Bên cạnh trực tiếp sản xuất được hầu hết giống cây ăn trái các loại, vài năm nay, thôn Bằng Nha còn là điểm trung chuyển một số cây giống (không có lợi thế sản xuất tại địa phương), cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng như, mít, vú sữa, nho, cau lùn. Giúp thị trường giống cây ăn trái ở thôn càng thêm sôi động.

Kiểm tra cây trước khi ghép giống.

Kiểm tra cây trước khi ghép giống.

Nét mới trong nghề nhân giống cây ăn quả ở Bằng Nha hiện nay là, đã hình thành được một số mô hình liên kết sản xuất cây giống theo chuỗi giá trị, trong đó các chủ hộ năng động, có mối giao thương rộng, đã đứng ra làm đầu mối trung gian tiêu thụ cây giống các loại. Nhờ vậy, các hộ khác có thêm điều kiện để nâng cao tay nghề, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập.

“Nhờ thường xuyên có thu nhập cao từ nghề sản xuất, kinh doanh giống cây ăn quả, mà bộ mặt làng quê Bằng Nha ngày càng thêm trù phú. Địa bàn thôn cơ bản không còn nhà cấp 4. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,73%. Nhiều nhà nông đã mua sắm được tiện nghi sinh hoạt hiện đại. Lòng dân hướng thiện, xóm quê luôn đầy ắp tiếng cười”, Trưởng thôn Bằng Nha, Nguyễn Võ Liển khoe.                                             

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm