| Hotline: 0983.970.780

Một thụt, hai thò

Thứ Sáu 26/02/2010 , 09:35 (GMT+7)

Những tưởng trợ giá giống cho vùng cao là chính sách ưu tiên của nhà nước nhưng nhiều khi giá được đội lên so với thị trường một cách bất thường. Nghịch lý ấy đang diễn ra ở huyện Thanh Sơn, Phú Thọ.

Giống trợ giá về đến xã Cự Đồng

Những tưởng trợ giá giống cho vùng cao là chính sách ưu tiên của nhà nước nhưng nhiều khi giá được đội lên so với thị trường một cách bất thường. Nghịch lý ấy đang diễn ra ở huyện Thanh Sơn, Phú Thọ.

>> Trợ giá thế nào cho hiệu quả?
>> Đằng sau chính sách trợ giá giống: Giá trên trời...
>> Trợ giá cả giống chưa chính thức
>> Đằng sau chính sách trợ giá giống

Tình cờ thế nào mà tôi lại gặp anh Đinh Văn Tiến- khuyến nông xã Yên Lương đúng lúc lên Phòng NN- PTNT huyện Thanh Sơn nộp tiền để làm thủ tục lấy giống trợ giá về. Khi đã ra khỏi, nói chuyện riêng với tôi, anh Tiến có một thắc mắc rằng thường giá giống trong chương trình trợ giá khi thanh toán với nhà nước (người dân đã được trừ đi phần trợ giá không tính- PV) thường cao hơn giá thông thường: “Giá trong chương trình trợ giá giống thường được nâng lên so với mặt bằng chung rồi mới trợ xuống. Ví dụ tiếng là được hỗ trợ 10.000đ/kg nhưng vì lấy giá tham khảo cao nên trừ đi có khi thực tế chỉ được 5-6.000đ/kg. Vụ này chúng tôi lên đăng ký lấy 6 tạ ngô C919, NK 4300, NK 66, LVN4 đấy”.

Trao đổi với tôi, bà Nguyễn Thị Nhàn-Phó phòng NN- PTNT huyện cho biết, Thanh Sơn là huyện miền núi có 9/17 xã đặc biệt khó khăn và rất nhiều xóm đặc biệt khó khăn nên được trợ giá, trợ cước giống cây lương thực thường xuyên. Quy trình thông thường là hàng vụ Phòng đôn đốc các xã đăng ký nhu cầu giống mỗi vụ với Trạm Khuyến nông huyện (dựa trên định hướng cơ cấu giống của tỉnh) để tổng hợp số lượng cần gửi lên trên. Tỉnh căn cứ vào nhu cầu các huyện rồi giao Trung tâm giống đáp ứng.

Bình thường Thanh Sơn mỗi năm được trợ giá cỡ 110-120 tấn lúa và khoảng 40-50 tấn ngô. “Riêng năm nay Phú Thọ lần đầu tiên thí điểm trợ giá vụ xuân cây ngô cho 3 huyện là Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập với mức trợ giá tới 20.000đ/kg (trợ giá thông thường khi trước là 10.000đ/kg- PV). Trước đây hàng trợ giá thường lấy của Trung tâm giống tỉnh nhưng nhiều khi cũng khó đáp ứng được chủng loại dân yêu cầu. Giờ đây chúng tôi sẽ lấy hàng ở ngay tại huyện, vừa chủ động được chủng loại, khung thời vụ vừa gần nên có việc gì xảy ra cũng dễ nói chuyện trách nhiệm”.

Theo như bà Nhàn, quy trình của Phòng sẽ lấy báo giá chung của các đơn vị cung ứng rồi chọn một nơi có giá cả hợp lý nhất để lấy hàng, đó chính là Cty TNHH Ngọc Khánh. Hiện vụ xuân này, Phòng đã lấy trên 9 tấn ngô của Cty này và đã phát cho các xã được cỡ trên 40%, khi phát đều tạm thu phần tiền đối ứng của dân. Quy trình đó sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như không có chuyện giá giống trong chương trình trợ giá quá đắt như nhận xét của nhiều người trong nghề kinh doanh giống.

Đơn cử theo thông báo 81 của UBND huyện do Phó Chủ tịch Nguyễn Khắc Văn ký một số giống ngô phổ biến như LVN 4 giá thanh toán 43.000đ/kg, giá tạm thu 23.000đ, LVN 99 giá thanh toán 46.000đ/kg, giá tạm thu 26.000đ/kg, NK 4300, NK 66 giá thanh toán lên tới 74.000 đ, trợ giá rồi còn 54.000 đ/kg (phần tạm thu), giống C919 giá thanh toán lên tới 66.000đ, trợ giá rồi còn 46.000đ/kg (phần tạm thu).

"Một bất cập nữa của chương trình trợ giá giống là những giống dân thích như nếp cái hoa vàng, nếp mỏ quạ…không có trong cơ cấu đã đành ngay cả những giống trong cơ cấu, nhiều khi dân đăng ký, thời vụ đã cận kề nhưng đùng cái, báo không đủ số lượng, phải trả lại tiền cho dân, gặp tôi họ chửi vuốt mặt không kịp" (anh Đinh Văn Hùng).

Trước những cái giá “trên trời” ấy, một đại lý cỡ lớn trên địa bàn huyện chia sẻ băn khoăn: “Giá giống ngô C919 nhập về đến chúng tôi là 56.000đ/kg, cộng chi phí bốc vác, kế toán, cửa hàng cửa hiệu đủ kiểu, đủ thứ cũng chỉ cùng lắm lên 2.000đ là có lãi. Giống ngô NK 4300 chúng tôi sẵn sàng cung ứng tại xã, có xe chở đến tận nơi cũng chỉ 69-70.000đ/kg. Giống LVN 99 chỉ 43.000đ/kg. Tất cả hàng hoá này đều có nguồn gốc, xuất xứ từ chính nhà phân phối nhưng không hiểu sao khi gửi báo giá lên Phòng NN- PTNT huyện, người ta lại không chọn chỗ rẻ mà cố tình mua chỗ thật đắt, đắt đến mức phi lý vẫn nhắm mắt làm ngơ? Gần như họ chỉ thị thầu vậy, chỉ mỗi chỗ Cty Ngọc Khánh là được cung ứng, các chỗ khác bị gạt ra hết”.

Người dân không thực sự mua được giống giá rẻ như bản chất của chính sách trợ giá đã đành mà những khuyến nông viên xã-cán bộ gần dân nhất, những người phân phối giống trợ giá ở cấp cơ sở cũng khốn khổ bởi những chính sách bị bóp méo kiểu này. Như anh Đinh Việt Hùng-khuyến nông xã Yên Sơn phải xuất tiền túi ra tạm ứng 8 tạ ngô trợ giá vì dân chỉ quen mua…chịu, rồi quanh năm đi đòi nợ. Bản thân anh Hùng cũng từng mất hơn 9 triệu đồng tiền đối ứng của vụ hỗ trợ rét đậm, rét hại năm 2008 khi đem nộp cho Trạm KN huyện nhưng kế toán của đơn vị này…ôm tiền bùng mất. Trong khi ấy, tiền trợ cấp cho chức danh khuyến nông xã của anh tháng chỉ có mấy trăm ngàn, không đủ tiền xăng xe.

Anh Đinh Văn Hùng- khuyến nông viên xã Cự Đồng cũng cùng một tâm sự như thế. “Vụ hỗ trợ rét năm đó tôi cũng bị lừa mất tiền. Do không đủ lượng giống ở huyện một số người dân đã đến các đại lý giống lấy, nghe nói cũng được nhà nước hỗ trợ nhưng vẫn không thấy gì…Thường thì dân không có tiền đối ứng cho giống trợ giá nên chúng tôi toàn móc tiền của gia đình đem nộp rồi lại thu lắt nhắt từng đồng, từng hào. Đến giờ sau ba năm phân bổ giống, dân vẫn nợ tôi đến vài ba triệu, rất khó thu hồi".

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm