| Hotline: 0983.970.780

Mùa hồng kém vui

Thứ Ba 01/10/2019 , 13:15 (GMT+7)

Những ngày này, người nông dân trồng hồng ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) đang bước vào mùa thu hoạch. Theo người dân địa phương, hồng quả năm nay thất bát mặc dù giá có cao hơn năm ngoái.

17-06-47_1

Dưới chân Đại Huệ, các xã như Nam Anh, Nam Xuân, Nam Lĩnh… (Nam Đàn) đều trồng hồng, nhưng tập trung nhiều nhất ở xã Nam Anh với gần 100 ha, trong đó trên 90 ha đã cho thu hoạch. Hộ trồng ít thì vài sào, hộ trồng nhiều từ 1,5 – 2 ha.

Người dân ở đây trồng 2 loại hồng chính là hồng trứng, lá dài, quả to và hồng cậy, lá tròn, quả nhỏ. Năm nay, hồng trứng quả nhiều hơn và chín trước còn hồng cậy quả ít, chín muộn. Theo bà con, hồng vụ này mất mùa do đại hạn. Ngoài ra, côn trùng như ruồi vàng chích gây rụng quả cũng gây thiệt hại đáng kể. Việc phòng chống côn trùng cho hồng được bà con áp dụng nhiều biện pháp. Cho đến lúc thu hoạch trên cây hồng vẫn còn nguyên những chiếc bẫy treo lơ lửng để diệt côn trùng.

Mùa hồng bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài đến hết tháng 11. Để thu hoạch hồng, người dân chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ, như thang tre, thang xếp, xô, chậu, nhiều nhà con mang theo cả dàn giáo. Nhiều gia đình có nhân công thì tự thu hoạch, một số khác phải bỏ chi phí thuê người hái hoặc bán hồng cho lái buôn rồi họ đến thu hoạch tại vườn.

Quả hồng khi chín sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng, sau đó là đỏ. Khi hồng chuyển sang màu vàng là người dân bắt đầu thu hoạch, nếu để hồng chín mọng, mềm, sẽ ảnh hưởng đến năng suất.

17-06-47_6

Bà Nguyễn Thị Hoa (43 tuổi) ở xóm 8, xã Nam Anh cho biết, nhà bà trồng khoảng 6 sào hồng, năm ngoái thu hoạch được gần 1 tấn hồng quả các loại, cho thu nhập khoảng 16 triệu đồng, năm nay sản lượng hồng không được một nửa.

Đối với những vườn hồng từ vài chục tuổi độ lại việc hái hồng khá dễ dàng, còn những vườn hồng hay gốc hồng trên dưới trăm tuổi, cây cao chót vót, cành chơ vơ, việc thu hái rất khó khăn, nhiều lúc còn nguy hiểm. Năm nay, hồng ít quả, “trèo nhiều mà hái chẳng được bao nhiêu”.

Hồng mất mùa, nhiều hộ trồng hồng cậy thất thu vì cây không có quả hoặc quả lơ thơ. Bà Hồ Thị Minh ở xóm 8, xã Nam Anh chia sẻ, nhà bà trồng 0,5 ha, trong đó chủ yếu là hồng cậy, quả rất ít. Năm nay thu hoạch cả vườn chỉ được 2 tạ quả, chưa bằng 1/10 sản lượng hồng năm trước, bán xong vừa đủ chi phí đầu tư.

17-06-47_5

Là cây ăn quả lâu đời trên dãy Đại Huệ, người dân xem hồng như là cây chủ lực đem lại nguồn thu không nhỏ. Riêng xã Nam Anh mỗi năm cung cấp cho thị trường từ 300 - 500 tấn hồng, thu về hàng tỷ đồng. Theo bà con, năm nay hồng ít quả, sản lượng hồng chưa bằng 1/4 năm ngoái, người nông dân trồng hồng ở Nam Đàn thất thu.

Năm nay, giá hồng trứng bán sỉ cho các lái buôn tại vườn giao động từ 22 – 24.000 đồng/kg, khá được giá, nhưng nông dân không có hồng để bán. Nhiều hộ thu hoạch được ít hồng, họ cũng chịu khó ngâm hay ủ để bán lẻ kiếm thêm chút đỉnh. Với người dân trồng hồng trên dãy Đại Huệ, năm nay là một mùa hồng “chát”.

17-06-47_7

17-06-47_8

17-06-47_9

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.