| Hotline: 0983.970.780

Mua quan bán chức công khai

Thứ Tư 03/12/2014 , 09:41 (GMT+7)

Điểm chung giữa việc mua quan bán chức ở Trung Quốc với đi mua hàng trong siêu thị đó là mọi thứ đều có giá cả rõ ràng, dù chỉ là quy định ngầm giữa các bên.

Tờ Dương Thành vãn báo, một trong những tờ báo uy tín nhất Trung Quốc cho biết, cuộc điều tra của Ủy ban Kiểm tra & Kỷ luật Trung ương nước này cho thấy những con số giật mình về nạn mua quan bán chức.

Theo nhiều quan chức cơ quan điều tra, những người "mua quan tước" có ba loại. Loại thứ nhất là muốn thăng chức, hoặc muốn vào biên chế.

Loại thứ hai là muốn điều chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác có "miếng" hơn. Loại thứ ba là từ Cty tư nhân vào cơ quan hành chính nhà nước để có cơ hội "mở mày mở mặt" hoặc leo lên ghế lãnh đạo.

Bán quan tước lại chia làm hai loại: Loại thứ nhất đương nhiên là người có vị trí trong bộ máy chính quyền, đặc biệt là cơ quan Đảng Cộng sản Trung Quốc. Loại thứ hai là những lãnh đạo đứng đầu cơ quan nhà nước.

Thời điểm mua bán

Theo tiết lộ của một quan chức Ủy ban Kiểm tra & Kỷ luật Trung ương Trung Quốc, thời điểm sắp hết nhiệm kỳ hoặc chuyển công tác là lúc "mua quan, bán tước" diễn ra nhộn nhịp nhất. 

Theo số liệu điều tra chỉ 10 năm tính riêng ở tỉnh Hà Nam từ năm 2003 đến năm 2013, những vụ mua bán quan chức có giá từ 1 triệu NDT trở lên có 9 vụ; 20 vụ từ 200.000 NDT trở lên; vụ lớn nhất có giá tới 2 triệu NDT. Nhìn chung thị trường mua bán quan chức Hà Nam có giá từ 50.000 đến 100.000 NDT.

Những người muốn "mua quan" sẽ tận dụng thời điểm này để "ném đá dò đường", biếu xén lãnh đạo để có vị trí công tác mong muốn. 

Sau khi thăm dò và quyết định quăng tiền mua chức, những người có nhu cầu sẽ lựa thời điểm các quan chức cấp cao đi nghỉ hoặc có ai đó trong gia đình bị ốm để lấy cớ đưa tiền.

Bên cạnh đó, một số thời điểm cũng thường được sử dụng đó là khi con cái quan chức cấp cao chuẩn bị đi du hoặc gia đình có các sự kiện đáng ăn mừng như đám cưới, sinh nhật thành viên.

Tháng 8 vừa qua, Tổng Thư ký Ủy ban Thường vụ tỉnh Sơn Tây Trương Nhiếp Xuân Ngọc khi bị thẩm vấn đã khai rằng để có chức vụ này, ông ta đã phải nhờ các doanh nghiệp địa phương lo lót các quan trên khá nhiều.

Con số cụ thể chưa được cơ quan điều tra tiết lộ, song theo một cựu quan chức ngành kiểm sát, chức vụ của Trương không dưới con số nửa triệu NDT.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam, 76,4% sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc coi việc vào cơ quan nhà nước là lựa chọn hàng đầu. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Singapore, Mỹ và Pháp nhỏ hơn nhiều, lần lượt là 2%, 3% và 5%.

nh-2145808511
 Trương Tú Bình, nữ tham quan "đổi tình lấy quyền lực" tai tiếng

Mua quan như đi siêu thị

Điểm chung giữa việc mua quan bán chức ở Trung Quốc với đi mua hàng trong siêu thị đó là mọi thứ đều có giá cả rõ ràng, dù chỉ là quy định ngầm giữa các bên.

Những mức giá này bị tiết lộ phần nào khi lực lượng chống tham nhũng Trung Quốc phanh phui phương thức buôn bán quan chức của Luo Yinguo, cựu Bí thư thành phố Maoming, tỉnh Quảng Đông trước khi tử hình vị tham quan này.

Theo đó, 200.000 NDT sẽ là số tiền mà người mua chức cần bỏ ra khi muốn đảm nhận chức vụ quản lý các vấn đề công nghệ trong thành phố, 2 triệu NDT cho vị trí lãnh đạo phòng, phó thị trưởng trị giá 10 triệu NDT. Thậm chí, tên tham quan này còn rao bán chính ghế Bí thư của mình với số tiền lên đến 100 triệu NDT.

Có một nguyên tắc được ngầm hiểu trong thị trường đặc biệt này tại Trung Quốc, đó là càng bỏ tiền "đầu tư" vào "ghế" thì khả năng "thu hồi vốn" càng cao. Chính vì thế, rất nhiều thanh niên Trung Quốc có ước mơ trở thành nhân viên chính phủ sau khi tốt nghiệp đại học.

Theo Tạp chí Epoch Times, sở dĩ việc mua quan bán chức lại xảy ra ở Trung Quốc là vì quyền lực được tập trung vào người đứng đầu đơn vị. Nếu người đứng đầu tham nhũng thì các nhân viên bên dưới không có cách nào khác để thăng tiến ngoài việc "tung tiền mua ghế".

Không tiền thì dùng "vốn tự có"

Tháng 6/2014, Nhân dân nhật báo cho biết có 12 nữ quan chức Trung Quốc đã bị các cơ quan chống tham nhũng điều tra, trong đó có không ít trường hợp "đổi tình lấy quyền lực".

Các nữ quan chức này thường có xu hướng thực hiện các âm mưu hối lộ, tham nhũng cùng với đối tác nam, được xem như đối tác và cũng là người tình của họ trong công cuộc "đổi tình lấy quyền lực".

Những nữ tham quan này thường hành động vì lợi ích của gia đình, vì nhu cầu có một cuộc sống sung túc hơn hoặc thậm chí là vì những người tình cũ.

Tuần trước, cựu Bí thư Thành ủy Tấn Trung, tỉnh Sơn Tây Trương Tú Bình bị cáo buộc thăng tiến là nhờ dan díu với cấp trên là ông Kim Đạo Minh khi ông này còn làm Bí thư Ủy ban Kỷ luật tỉnh.

Cuộc điều tra của các tổ kiểm tra ở 31 tỉnh, thành, khu tự trị, 7 đơn vị trung ương, 6 doanh nghiệp trung ương đã phát hiện nhiều vụ mua bán quan tước. Một số trường hợp đã hối lộ cả chục triệu nhân dân tệ (khoảng 35 tỉ đồng).

Không chỉ gian díu với một người, dư luận cán bộ và dân chúng tỉnh Sơn Tây còn khẳng định, Trương Tú Bình đã sử dụng "vốn tự có" để tiến thân với nhiều lãnh đạo.

Trong đó có Kim Ngân Hoán, nguyên Bí thư Ủy ban Kỷ luật tỉnh, đã chết vì tai nạn giao thông năm 2008, người tiền nhiệm của Kim Đạo Minh, khi đó Trương là thư ký riêng của Kim Ngân Hoán.

Khi Kim Đạo Minh về thay, bà Trương không ngần ngại quay sang chiều chuộng sếp mới để được tiến thân.

Xem thêm
Nuôi bò 3B thâm canh, tăng trọng gần 1kg/ngày

QUẢNG TRỊ Qua theo dõi, bò lai BBB nuôi theo hình thức thâm canh tăng trọng trung bình 0,9kg/con/ngày, tương ứng 27kg/con/tháng.

Cam kết giảm 10% tỷ lệ tử vong liên quan đến kháng thuốc

HÀ NỘI Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2024 về kháng thuốc đặt mục tiêu đến 2030, các quốc gia cam kết giảm 10% tỷ lệ tử vong liên quan đến kháng thuốc.

Nho cảnh Ninh Thuận hút khách dịp Tết

Hằng năm, cứ mỗi độ Tết đến xuân về, người trồng nho Ninh Thuận lại cho ra những sản phẩm nho cảnh mới lạ để phục vụ khách hàng khắp cả nước.