| Hotline: 0983.970.780

Mưa trái mùa, hàng nghìn ha muối tan thành nước

Thứ Tư 20/04/2022 , 07:35 (GMT+7)

BẠC LIÊU Mưa trái mùa đã khiến hàng nghìn ha muối tại huyện Đông Hải (Bạc Liêu) thiệt hại nặng. Đây được xem là vụ muối khó khăn nhất trong 10 năm qua của diêm dân.

Vụ muối khó khăn nhất trong 10 năm

Vụ muối năm 2021 - 2022 tại tỉnh Bạc Liêu bắt đầu trễ vụ hơn so với những năm trước khoảng 1 tháng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tổng sản lượng muối năm nay đạt thấp hơn nhiều so với những năm trước. Chưa dừng lại ở khó khăn đó, những trận mưa trái mùa đã gây thất thoát rất lớn lượng muối chưa kịp thu hoạch của bà con. Vụ muối năm 2021 - 2022 này được diêm dân đánh giá là vụ sản xuất khó khăn nhất trong 10 năm qua.

Những cơn mưa trái mùa đã làm cho hơn 1.250 ha muối bị thiệt hại. Ảnh: Trọng Linh.

Những cơn mưa trái mùa đã làm cho hơn 1.250 ha muối bị thiệt hại. Ảnh: Trọng Linh.

Bài liên quan

Tại những ruộng muối, hơn vài tuần trước đây muối còn trắng xóa cả cánh đồng. Tuy nhiên, chỉ sau một vài trận mưa lớn, đã làm cho muối tan thành nước. Muối tan, đồng nghĩa với công sức bà con diêm dân đổ ra hàng tháng trời cũng tan thành bọt nước.

Chia sẻ với phóng viên, nhiều diêm dân có thâm niên làm muối ở huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) không giấu được nỗi buồn, vì sau bao nhiêu ngày "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", đến lúc sắp thu hoạch thì trời mưa liên tục làm cho các ruộng muối tan thành nước. Với người làm muối thì mùa muối năm nay thật sự là một mùa “muối đắng”.

Ông Trần Văn Công ở xã Điền Hải, huyện Đông Hải cho biết: "Từ khi xuất hiện mấy đợt mưa trái mùa, gia đình tôi không ai chợp mắt được, bởi cơn mưa to kéo dài từ khuya đến sáng vẫn chưa dứt. Qua trải nghiệm hàng chục năm làm muối, đây là lần hiếm hoi cả mấy héc ta muối sắp thu hoạch của gia đình bỗng chốc tan thành nước".

Xã Điền Hải, huyện Đông Hải được xem là thủ phủ muối của tỉnh Bạc Liêu, hàng chục diêm dân vẫn còn thất thần vì xót công, tiếc của. Nhìn ra sân, mưa vẫn đang phủ trắng cả đồng muối, ông Tâm, một nông dân tại xã cho biết: Mưa trái mùa nên rất khó đoán, mưa xuống đột ngột nên bà con không còn cơ hội để làm lại.

Những ruộng muối sắp thu hoạch bỗng trong chốc lát tan thành nước do mưa trái mùa. Ảnh: Trọng Linh.

Những ruộng muối sắp thu hoạch bỗng trong chốc lát tan thành nước do mưa trái mùa. Ảnh: Trọng Linh.

Bài liên quan

Nếu như hàng năm, những ngày này diêm dân nhộn nhịp thu hoạch những hạt muối trắng tinh, lấp lánh dưới ánh bình minh rực rỡ. Hình ảnh ngày mùa tuyệt đẹp của diêm dân giờ thật ảm đạm, hiu hắt.

Ông Tâm thất thần nhẩm tính: "Tất cả 8 sân, mỗi sân 100 giạ muối, mỗi giạ 60.000 đồng. Vậy là, gần 50 triệu đồng chỉ sau một cơn mưa đã tan thành nước. Mấy chục năm làm diêm dân, tôi thường đối mặt với cảnh này nhưng năm nay là tệ nhất".

HTX Diêm nghiệp Huy Điền ở huyện Đông Hải có diện tích và quy mô làm muối lớn ở Bạc Liêu với 20 ha. So sánh trong 10 năm qua, vụ muối năm 2021 - 2022 này đạt sản lượng thấp nhất, với lượng muối thu về chỉ 120 tấn, bằng 1/3 so với những năm trước đây.

Ông Nguyễn Hoàng Quốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Diêm nghiệp Huy Điền cùng một số thành viên than thở: Gần chục năm nay, đời sống của diêm dân trong HTX hiếm có người nào khá lên từ nghề làm muối. Mặc dù vậy, mọi người vẫn gắn bó với nghề với niềm hi vọng, chờ đợi sự quan tâm của nhà nước để cải thiện đời sống, kinh tế. Thế nhưng, sau bao nhiêu năm mong mỏi, nghề muối vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, bất lợi.

Ông Quốc cho biết, sau hai cơn mua trái mùa vừa qua, đã làm thiệt hại 20 ha, với khoảng 138 tấn muối. Hiện nay, những dự án hỗ trợ nghề muối phát triển đã được các cấp thông qua, nhưng riêng HTX Huy Điền chưa thể tiếp cận được, vì vậy HTX rất mong chờ các cấp chính quyền có kế hoạch đề xuất hỗ trợ cho HTX được tham gia dự án, được đầu tư vốn và liên kết đầu ra.

Ngoài muối thì người nuôi Artemia cũng bị thiệt hại nặng do mưa lớn trái mùa. Ảnh: Trọng Linh.

Ngoài muối thì người nuôi Artemia cũng bị thiệt hại nặng do mưa lớn trái mùa. Ảnh: Trọng Linh.

Gần 1,9 tỷ đồng hỗ trợ diêm dân

Bài liên quan

Nhằm hỗ trợ, khắc phục kịp thời sản xuất muối năm 2021 - 2022 cho bà con diêm dân và người nuôi Artemia, Phòng NN-PTNT huyện Đông Hải đã rà soát, thống kê tình hình thiệt hại. Theo đó, tổng diện tích thiệt hại về muối là gần 1.260 ha, với sản lượng thiệt hại trên 9.250 tấn, gồm 764 hộ dân tại các xã Điền Hải, Long Điền Tây và Long Điền Đông.

Ngoài ra, Phòng NN-PTNT huyện Đông Hải cũng đã thống kê diện tích nuôi Artemia của 2 HTX năm 2022 là 72 ha (HTX Doanh Điền 50 ha sản lượng 900kg và HTX Huy Điền 22 ha với sản lượng gần 400kg). Qua ra soát, đánh giá vụ nuôi Artemia tại 2 HTX nói trên, sản lượng còn cho thu hoạch chỉ đạt gần 39% so với cùng kỳ năm 2021, với sản lượng trên 2.000kg.

Bên cạnh đó, Phòng NN-PTNT huyện Đông Hải cũng cho biết, thiệt hại Artemia do ảnh hưởng bởi mưa trái mùa đã khiến vụ nuôi Artemia năm 2021 -2022 không thể tiếp tục sản xuất nên sản lượng thu hoạch trứng Artemia đạt thấp, đời sống thành viên 2 HTX gặp rất nhiều khó khăn.

Các cơ quan chức năng tỉnh tỉnh Bạc Liêu kiểm tra tình hình muối bị thiệt hại. Ảnh: Trọng Linh.

Các cơ quan chức năng tỉnh tỉnh Bạc Liêu kiểm tra tình hình muối bị thiệt hại. Ảnh: Trọng Linh.

Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, ông Tô Minh Dương đã có tờ trình đến UBND tỉnh Bạc Liêu đề xuất hỗ trợ thiệt hại về muối và nuôi Artemia.

Theo đó, đối với diện tích thiệt hại về muối trên 70%, mức hỗ trợ theo quy định là 1,5 triệu đồng/ha, với tổng diện tích thiệt hại là trên 1.250 ha, tổng số tiền hỗ trợ thiệt hại gần 1,9 tỷ đồng. Đối với thiệt hại về Artemia trên 70%, mức hỗ trợ theo quy định là 5,05 triệu đồng/ha, với diện tích thiệt hại là 72 ha, tổng số tiền hỗ trợ là 363.600.000 đồng.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, muối hiện có giá khoảng 1.800 đồng/kg, đây là mức giá khá ổn cho diêm dân làm muối. Hiện tại, toàn tỉnh Bạc Liêu có khoảng 2.000 ha sản xuất muối. Do thời điểm đầu mùa nên tất cả các cánh đồng muối đều được sản xuất dày đặc. Với khoảng 1.200 ha diện tích muối bị ảnh hưởng bởi đợt mưa trái mùa kéo dài trên diện rộng những ngày qua, ước tính thiệt hại gần 9.250 tấn, trên 16 tỷ đồng.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm