| Hotline: 0983.970.780

Muốn giàu nuôi vịt

Thứ Tư 08/05/2019 , 14:10 (GMT+7)

Dân gian có câu: “Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi lợn, muốn nghèo nuôi vịt”. Thế nhưng đối với ông Âu Thanh Nhựt thì lại khác. Chính nhờ nuôi vịt mà từ hai bàn tay trắng ông đã trở thành tỷ phú.

21-45-31_2_ong_co_vn_truong_nguoi_qun_ly_trng_tri_dng_theo_doi_dn_vit
Ông Cao Văn Trường, người quản lý trang trại, theo dõi đàn vịt

Ông Nhựt ở ấp 2, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) trước đây làm nghề kinh doanh mua bán trứng khắp các tỉnh miền Tây. Từng gắn bó với nhiều người nuôi vịt chạy đồng nên ông đã thấu hiểu được cuộc sống nhọc nhằn của họ.

Nhờ quen biết và tiếp xúc với nhiều mô hình nuôi vịt khác nhau trên cả nước, đặc biệt là qua các phương tiện truyền thông, ông đã tiếp cận được mô hình nuôi vịt tập trung trên sàn do Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam. Đầu năm 2018 ông đầu tư thực hiện mô hình này.

Bước đầu CP Việt Nam đã hỗ trợ tư vấn về thiết kế chuồng trại, chuyển giao công nghệ kỹ thuật. Ngoài ra còn có chuyên gia thú y hỗ trợ nên mọi khó khăn ban đầu đều được khắc phục giúp người nuôi yên tâm.

Để hoạt động có hiệu quả, ông đã sử dụng 2,5 ha mặt bằng, tiến hành cải tạo, đào ao, xây dựng chuồng trại. Mỗi khu chuồng trại đều thiết kế sàn nuôi chắc chắn bằng thép, hiện đại với chi phí đầu tư lên tới tiền tỷ. Cạnh bên sàn thép là chỗ lót rơm dành cho vịt đẻ trứng. Trước mỗi trại nuôi tập trung đều có một hồ nước rộng lớn để cho vịt bơi lội. Nước trong hồ đều được xử lý chất thải, bảo đảm vệ sinh an toàn cho vịt sinh trưởng và đẻ trứng.

Đầu tiên ông thả nuôi 5.000 con, đến nay đàn vịt đã lên đến 22.000 con, hầu hết là vit đẻ, vịt thịt chỉ độ vài ngàn con. Ông Nhựt cho biết xưa nay bà con mình nuôi vịt theo cách truyền thống là cho vịt chạy đồng. Phương thức này tuy đỡ tốn kém thức ăn nhưng rủi ro rất lớn, khó kiểm soát được dịch bệnh, chất lượng trứng không bảo đảm, người nuôi lại phải theo sát đàn vịt ngoài trời rất cực khổ. Nuôi theo phương thức mới là nuôi tập trung, vịt ăn thức ăn hỗn hợp, đầy đủ dinh dưỡng, dễ kiểm soát, ít nhiễm bệnh, trứng to, bảo đảm an toàn thực phẩm. Ngoài ra, nuôi theo mô hình tập trung trên sàn sẽ bảo vệ được môi trường, giảm mùi hôi làm ảnh hưởng đến các khu nhà lân cận.

Với phương thức trên, người nuôi sẽ đỡ tốn công chăn vịt mà lại đạt hiệu quả cao. Ông Cao Văn Trường, người trực tiếp quản lý chuồng trại cho biết, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi, cho ăn thức ăn chất lượng cao của CP Việt Nam, trứng đạt 75 – 85% (bình quân mỗi ngày thu hoạch 15.000 – 17.000 trứng/20.000 con vịt đẻ). Vịt nuôi đạt yêu cầu kỹ thuật, sau 4 tháng rưỡi sẽ bắt đầu đẻ trứng và đẻ kéo dài khoảng1 năm rưỡi là nghỉ. Trứng được tiêu thụ ở một số siêu thị trên cả nước, nhiều nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

21-45-31_1_trng_tri_nuoi_vit_tp_trung_theo_phuong_thuc_moi_cu_ong_u_thnh_nhut
Trang trại nuôi vịt tập trung theo phương thức mới của ông Âu Thanh Nhựt

Có thể nói phương thức nuôi vịt tập trung trên sàn thép cuả ông Âu Thanh Nhựt là một bước đột phá mở đường cho nhiều hộ chăn nuôi học hỏi kinh nghiệm và áp dụng. Chính ông đã minh chứng cho mọi người thấy rằng nuôi vịt cũng có thể làm giàu, không như ai đó đã có định kiến “muốn nghèo nuôi vịt”.

Hiện ông Nhựt đang đầu tư mở rộng thêm diện tích chuồng trại trên vùng đất bao la ở xã Thới Hưng, Cờ Đỏ (tiền thân là Nông trường sông Hậu) để tăng gia sản xuất theo hướng công nghệ cao và bền vững, tạo cơ hội vàng cho những người trẻ tuổi cùng chí hướng đến đây lập nghiệp.

 

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm