| Hotline: 0983.970.780

Mương bê tông 'tiếp sức' cho nông nghiệp vùng cao

Thứ Tư 16/10/2024 , 08:18 (GMT+7)

Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, hàng chục công trình thủy lợi được kiên cố hóa, duy tu, nâng cấp, giải quyết nước tưới cho lúa, hoa màu.

Hàng chục km kênh mương được kiên cố hóa, cung cấp nước cho người dân sản xuất. Ảnh: H.Đ.

Hàng chục km kênh mương được kiên cố hóa, cung cấp nước cho người dân sản xuất. Ảnh: H.Đ.

Phát huy hiệu quả công trình thủy lợi 

Tận dụng các nguồn vốn, chương trình, dự án của Trung ương, tỉnh, huyện Than Uyên đã đầu tư nâng cấp sửa chữa, xây dựng nhiều hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

Tại cánh đồng lúa của bản Thẩm Phé thuộc xã Mường Kim (huyện Tân Uyên, Lai Châu), việc bê tông hóa các nhánh kênh mương cho thấy công trình thủy lợi đã giúp thay da đổi thịt vùng sản xuất này của bà con. Công trình được nâng cấp sửa chữa năm 2018 từ kênh đất lên kênh bê tông dài 1km trong tổng số 6,7km với năng lực phục vụ tưới nước cho 16ha. Công trình sử dụng nguồn vốn sự nghiệp thủy lợi với giá trị đầu tư 500 triệu đồng. 

Việc nâng cấp kênh mương giúp nâng hệ số sử dụng đất, bà con gieo cấy 2 vụ lúa thay vì 1 vụ trong năm như trước đây. Có đủ nước, cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, ít bị sâu bệnh hại, cho vụ mùa bội thu. 

Công trình thủy lợi ở bản Sam Sẩu, xã Phúc Than được kiên cố hóa và đưa vào khai thác từ năm 2016, giúp tăng diện tích đất lúa 1 vụ từ 15ha tăng lên 20ha cho 2 vụ… 

Ông Vàng A Vù ở bản Sam Sẩu cho biết, trước đây, cứ đến tháng Tư hàng năm, cánh đồng của bản bị hạn, có năm không có nước để sản xuất lúa. Từ khi có kênh mương bê tông, nước được tận dụng đưa vào ruộng, bà con nông dân chỉ lo khâu chăm bón, có biện pháp trừ sâu bệnh hại lúa là đạt năng suất cao.

Trên các cánh đồng Mường Than, Phúc Than, Mường Cang, Hua Nà, Mường Kim... hệ thống kênh mương được bê tông hóa đã phát huy hiệu quả. Có thời điểm nắng nóng kéo dài, nhiều địa phương ở Lai Châu đối mặt với tình trạng thiếu nước sản xuất nhưng hệ thống kênh mương ở những cánh đồng này vẫn phục vụ đủ nước cho bà con sản xuất.

Hệ thống kênh mương tại xã Hua Nà (huyện Than Uyên, Lai Châu) được kiên cố hóa, đảm bảo nước sản xuất. Ảnh: H.Đ.

Hệ thống kênh mương tại xã Hua Nà (huyện Than Uyên, Lai Châu) được kiên cố hóa, đảm bảo nước sản xuất. Ảnh: H.Đ.

Tiếp tục đầu tư mới để người dân gia tăng sản xuất 

Cuối năm 2023, UBND huyện Than Uyên đã thực hiện đấu thầu duy tu sửa chữa công trình thủy lợi bản Hua Nà của xã Hua Nà để ổn định nguồn nước tưới và tiêu thoát cho diện tích 10ha. Mới đây, UBND huyện Than Uyên tiếp tục phê duyệt đầu tư mương thủy lợi khu 8, khu 9 thị trấn Than Uyên để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho khoảng 50ha đất lúa, nâng cao năng suất cho cây trồng. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo đạt tiêu chí về thủy lợi, góp phần thực hiện mục tiêu đưa huyện Than Uyên trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2025.

Theo ông Vũ Văn Nội, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Than Uyên, thực hiện đề án phát triển hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025, huyện Than Uyên chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy lợi, kênh mương kiên cố hóa tại 4 xã: Mường Kim, Hua Nà, Phúc Than, Tà Mung với chiều dài hơn 17.000m.

Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tăng gia sản xuất, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững, đồng thời nâng cao tiêu chí thu nhập cho người dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Cùng với việc đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp kiên cố hóa các tuyến kênh mương thủy lợi, nhân dân tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất và sản lượng cây trồng không ngừng tăng lên.  

Xem thêm
Nuôi heo và chim công, lối đi khác biệt né rủi ro thị trường

CẦN THƠ Kết hợp giữa nuôi heo và chim công giúp anh Toản đảm bảo nguồn thu nhập ổn định và đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, tránh được rủi ro từ biến động thị trường.

Nuôi tôm siêu thâm canh bằng thảo dược

CÀ MAU Với cách làm đi ngược với xu thế chung trong nuôi tôm công nghiệp, một người đàn ông ở Cà Mau đã thành công với mô hình nuôi tôm sạch bằng thảo dược.

Gia Lai định hướng phát triển cà phê đến năm 2030

Gia Lai đang đẩy mạnh sản xuất cà phê gắn với chế biến sâu nhằm tăng lượng cà phê đáp ứng các tiêu chuẩn, hướng đến thị trường xuất khẩu bền vững.

Tiến tới nông thôn số - nông dân số

Bộ NN-PTNT đã và đang có nhiều chủ trương thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, tạo ra các mô hình kinh doanh lấy người dân làm trung tâm.

Bình luận mới nhất