| Hotline: 0983.970.780

Mỹ phản đối việc 'đơn phương công nhận' Nhà nước Palestine

Thứ Năm 23/05/2024 , 09:15 (GMT+7)

Chính phủ Mỹ tuyên bố phản đối 'sự công nhận đơn phương' Nhà nước Palestine, cho rằng điều này nên đạt được thông qua các cuộc đàm phán ngoại giao.

Tổng thống Joe Biden phát biểu tại tổ chức phi lợi nhuận Westwood Park YMCA ở Nashua, New Hampshire, hôm 21/5. Ảnh: AP.

Tổng thống Joe Biden phát biểu tại tổ chức phi lợi nhuận Westwood Park YMCA ở Nashua, New Hampshire, hôm 21/5. Ảnh: AP.

Na Uy, Ireland và Tây Ban Nha hôm 22/5 thông báo rằng các nước này sẽ chính thức công nhận Nhà nước Palestine từ ngày 28/5, ủng hộ "giải pháp hai nhà nước" nhằm mang lại hòa bình cho Trung Đông.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng nói với đài CNN và hãng tin Reuters rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden là "người ủng hộ mạnh mẽ giải pháp hai nhà nước và đã làm như vậy trong suốt sự nghiệp chính trị của ông".

"Ông Biden tin rằng một nhà nước Palestine nên được công nhận thông qua các cuộc đàm phán trực tiếp giữa các bên, chứ không phải các sự công nhận đơn phương", người phát ngôn tuyên bố.

Cuối tuần qua, ông Biden đã tuyên bố ủng hộ giải pháp hai nhà nước trong bài phát biểu tại Đại học Morehouse, gọi đó là "giải pháp duy nhất mà hai bên có thể cùng chung sống một cách đàng hoàng, hòa bình và an toàn".

Hôm 21/5, một quan chức Mỹ nói với các phóng viên rằng Washington đang tổ chức các cuộc đàm phán về giai đoạn hai nhà nước hậu xung đột với Israel và các nước Ảrập khác.

Giải pháp hai nhà nước là ý tưởng thiết lập hai nhà nước có lãnh thổ tách biệt, cho người Israel và người Palestine, được Liên hợp quốc và nhiều quốc gia ủng hộ. Nếu được thực hiện, điều này có thể sẽ buộc những người định cư Israel di dời khỏi các vùng lãnh thổ hiện tại. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tuyên bố sẽ ngăn chặn việc thành lập Nhà nước Palestine.

Na Uy, Ireland và Tây Ban Nha là những quốc gia châu Âu gần đây công nhận Nhà nước Palestine. Bulgaria, Síp, Cộng hòa Séc, Hungary, Malta, Ba Lan, Romania và Slovakia đã công nhận Palestine từ năm 1988, với Thụy Điển cũng làm điều tương tự vào năm 2014. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc ủng hộ một nhà nước Palestine độc lập với Đông Jerusalem là thủ đô.

Các nỗ lực thúc đẩy công nhận chủ quyền của Palestine đã được tăng cường kể từ khi cuộc xung đột giữa Israel và Hamas leo thang gần 8 tháng trước.

Hồi đầu tháng 10/2023, Hamas bất ngờ đột kích vào lãnh thổ Israel khiến khoảng 1.200 người thiệt mạng và bắt giữ hơn 200 con tin, một nửa trong số đó sau đó được thả thông qua trao đổi tù nhân. Israel sau đó phát động chiến dịch quân sự vào Dải Gaza, khiến hơn 35.000 người Palestine thiệt mạng và gần 80.000 người khác bị thương, theo các cơ quan y tế địa phương.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Quân đội Ukraine chê xe tăng Abrams của Mỹ kém hiệu quả trên chiến trường

Quân đội Ukraine phàn nàn rằng xe tăng Abrams được Mỹ viện trợ không đủ khả năng chiến đấu trên chiến trường hiện đại và là mục tiêu hàng đầu của UAV Nga.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ trên hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 -2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm