| Hotline: 0983.970.780

Mỹ và Đức không muốn kết nạp Ukraine vào NATO

Thứ Sáu 02/02/2024 , 09:13 (GMT+7)

Theo Foreign Policy, Mỹ và Đức đang phản đối lời kêu gọi kết nạp Ukraine vào NATO vì lo ngại động thái này có thể dẫn đến một cuộc đối đầu trực diện với Nga.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky họp tại Kiev, Ukraine hồi tháng 4/2023. Ảnh: AP

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky họp tại Kiev, Ukraine hồi tháng 4/2023. Ảnh: AP

Dẫn lời hàng chục quan chức đương nhiệm và cựu quan chức, tờ Foreign Policy cho rằng Kiev và một số nước ủng hộ nhiệt tình nhất, bao gồm Ba Lan và các nước Baltic, đang thúc đẩy Ukraine được chấp nhận vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại một hội nghị thượng đỉnh quan trọng ở Washington vào tháng 7/2024.

Các quốc gia ủng hộ việc Ukraine nhanh chóng gia nhập NATO cho rằng chỉ khi Kiev là thành viên chính thức của khối mới có thể buộc Nga chấm dứt xung đột, đồng thời tuyên bố rằng động thái này về lâu dài sẽ hiệu quả về kinh tế hơn là cứ viện trợ vũ khí cho Ukraine mãi.

Tuy nhiên, Mỹ và Đức, hai nước viện trợ quân sự hàng đầu cho Ukraine, lại không nhất trí với quan điểm trên. Giới chức hai nước tin rằng mặc dù Kiev nên gia nhập NATO, nhưng hiện không phải là thời điểm thích hợp, đồng thời nói thêm rằng phương Tây nên tập trung vào việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Việc kết nạp Ukraine vào khối trong khi nước này đang bị mắc kẹt trong cuộc xung đột với Nga có thể gây ra một cuộc đụng độ toàn diện giữa NATO và Moscow, xuất phát từ Điều 5 của hiệp ước liên minh quy định rằng một cuộc tấn công vào một thành viên của khối là một cuộc tấn công vào tất cả các thành viên.

Theo Foreign Policy, tình hình bế tắc càng trở nên trầm trọng hơn do lập trường cứng rắn của một số thành viên Liên minh châu Âu (EU), bao gồm Hungary và Slovakia, phản đối việc gửi vũ khí cho Ukraine. Thủ tướng Hungary Viktor Orban từng cảnh báo rằng việc trao tư cách thành viên NATO cho Kiev có thể kéo khối quân sự này vào cuộc xung đột với Nga. Người đồng cấp Slovakia Robert Fico cho rằng động thái trên có thể châm ngòi cho Thế chiến III.

Mỹ được cho là đã kêu gọi các thành viên EU không nêu vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh, cho rằng điều này có thể phơi bày sự chia rẽ của khối.

Moscow đã nhiều lần cảnh báo phương Tây không nên viện trợ quân sự cho Ukraine, nói rằng điều này sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nói rằng việc Kiev thúc đẩy gia nhập NATO, được đưa vào hiến pháp như một mục tiêu chiến lược của năm 2019. Đây cũng là một trong những lý do chính dẫn đến cuộc xung đột giữa hai nước.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.