| Hotline: 0983.970.780

Năm 2012, các tỉnh thành phía Nam tạo việc làm cho 853.000 lao động

Thứ Ba 12/03/2013 , 14:00 (GMT+7)

Đây là thông tin công bố tại Hội nghị rà soát các chính sách việc làm, dạy nghề, quan hệ lao động các tỉnh phía Nam, do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức ngày 11/3 tại TP Cần Thơ.

Ngày 11/3, tại TP Cần Thơ, đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, Trung tâm dạy nghề các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam tham dự Hội nghị rà soát các chính sách việc làm, dạy nghề, quan hệ lao động các tỉnh phía Nam, do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức.

Theo đánh giá Bộ LĐ-TB&XH, năm 2012, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các địa phương tuy có sự sụt giảm về chỉ tiêu việc làm, nhưng cả nước vẫn giải quyết được 1.520 ngàn người có việc làm mới, đạt 95% kế hoạch, trong đó giải quyết được 1.440 ngàn người có việc làm trong nước và 80.000 lao động xuất khẩu.

Riêng khu vực phía Nam gồm 8 tỉnh, thành và 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL đã tạo được việc làm cho 853.000 người, chiếm 56% tạo việc làm cả nước. Vùng ĐBSCL tạo việc làm cho 314.000 người.

Bên cạnh việc giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm của các tỉnh được bổ sung 56 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, cho vay các dự án phát triển chăn nuôi, kinh tế trang trại và sản xuất kinh doanh nhỏ góp phần tạo việc làm hơn 63.000 lao động.

Về thực hiện chính sách dạy nghề, các tỉnh thành phía Nam đã tuyển sinh học nghề được 528,8 ngàn người, chiếm 35,4% cả nước, trong đó cao đẳng, trung cấp nghề có 58,4 ngàn người, sơ cấp và dạy nghề thường xuyên 470,4 ngàn người.

Hiện nay toàn khu vực phía Nam có 20,2 triệu lao động, chiếm 38,4 triệu lao động cả nước, trong đó lao động ở vùng ĐBSCL chiếm 51,8% lao động trong khu vực. Đây là vùng sức ép tạo việc làm còn lớn, cơ cấu chuyển dịch chậm, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp hơn cả nước.

Năm 2013, Bộ LĐ-TB&XH đặt mục tiêu tiếp tục triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách giải quyết việc làm, phát triển các yếu tố thị trường lao động, nâng cao chất lượng dự báo và thông tin thị trường lao động; tập trung phát triển dạy nghề theo chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Hạn hán ở Gia Lai gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng

Bên cạnh 380ha cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, tỉnh Gia Lai còn ghi nhận hàng trăm ha cây trồng khác đang thiếu nước và chưa thể thống kê đủ mức độ thiệt hại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm