| Hotline: 0983.970.780

Nam Định sản xuất rau quả hữu cơ

Chủ Nhật 03/01/2021 , 10:24 (GMT+7)

Với mục tiêu hướng tới sức khỏe cho người tiêu dùng, một nhóm nông dân ở xã Nghĩa Hồng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) đã quyết định sản xuất rau quả theo hướng hữu cơ.

Năm 2018, được sự giúp đỡ của Viện Nghiên cứu Đào tạo và Tư vấn Khoa học Công nghệ (ITC), bà Phạm Thị Ngát (đội 1, thôn Đô Lương, xã Nghĩa Hồng) đã mạnh dạn chuyển đổi từ phương pháp sản xuất rau quả truyền thống sang canh tác theo hướng sạch, an toàn. Một quy trình sản xuất đòi hỏi sự tỉ mỉ, khắt khe.

Nhờ áp dụng đúng quy trình canh tác, chủ động sáng tạo trong sản xuất nên sản lượng rau, củ, quả của gia đình bà tăng lên gấp bội. Không những thế, đầu ra sản phẩm ổn định, người tiêu dùng tin tưởng và ủng hộ; giá bán tăng cao hơn trước đây.

Để chủ động nguồn cung cho các siêu thị, cửa hàng bán nông sản sạch, bà Ngát đã liên kết với các hộ gia đình ở địa phương thành lập Tổ sản xuất rau an toàn xã Nghĩa Hồng do bà là Trưởng nhóm.

Đến thời điểm này, Tổ sản xuất rau an toàn có 9 thành viên tham gia với diện tích canh tác lên đến hơn 2ha. Họ là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất rau, củ, quả. Bởi, họ đều sinh ra và lớn lên ở vùng đất có truyền thống sản xuất rau màu từ lâu đời; bên cạnh đó các thành viên trong nhóm còn được tham gia lớp tập huấn canh tác rau theo hướng VietGAP.

Bà Phạm Thị Ngát, Trưởng nhóm Tổ sản xuất rau an toàn xã Nghĩa Hồng chia sẻ về sản xuất rau quả hữu cơ.

Bà Phạm Thị Ngát, Trưởng nhóm Tổ sản xuất rau an toàn xã Nghĩa Hồng chia sẻ về sản xuất rau quả hữu cơ.

Tổ sản xuất rau an toàn xã Nghĩa Hồng sản xuất theo nguyên tắc “mùa nào rau đấy”, song chủ lực vẫn là dưa chuột, cà chua. Hai mặt hàng dễ canh tác, dễ tiêu thụ.

Nếu thời tiết thuận lợi, ủng hộ, sẽ cho thu hoạch từ 1 - 1,2 tấn quả dưa chuột/sào/vụ, khoảng 1 tấn quả cà chua/sào/vụ. Tùy vào thời điểm mà giá bán có sự điều chỉnh, giá bán chủ yếu dao động từ 10.000 - 15.000đ/kg dưa; 15.000 - 20.000đ/kg cà.

Theo bà Ngát, thị trường tiêu thụ của Tổ sản xuất rất thuận lợi, không phải lo đầu ra, giá bán cao hơn ngoài chợ. Đến nay các sản phẩm rau, quả đã có mặt ở siêu thị BigC Nam Định. Nhiều lúc, Tổ sản xuất không đủ nguồn cung để đưa ra thị trường.

Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình sản xuất rau quả hữu cơ, bà Ngát bảo, để có được thương hiệu rau quả sạch Nghĩa Hồng như ngày hôm nay, các thành viên trong nhóm luôn nâng cao tinh thần tự giác theo phương châm “Ngon tại giống, sạch tại tâm”, thực hiện nghiêm các quy định đã đề ra.

Theo đó, sử dụng các loại giống chuẩn, phân bón trong danh mục phân bón được phép sản xuất và bón đúng công thức; sử dụng các loại phân hữu cơ đã ủ hoai mục để bón cho rau. Không phun thuốc kích thích rau, thuốc hết hạn sử dụng; phun thuốc theo định kỳ, đúng công thức, đúng liều lượng.

“Sản xuất rau quả theo hướng sạch, an toàn, giúp cây khỏe mạnh, hương vị tự nhiên, thơm ngon, năng suất cao; đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng, an toàn cho cây trồng và môi trường…”, bà Ngát thổ lộ.

Cà chua có mã đẹp, chất lượng tốt

Cà chua có mã đẹp, chất lượng tốt

Là một trong những thành viên đang hoạt động trong Tổ sản xuất rau an toàn xã Nghĩa Hồng, ông Lương Văn Hóa chia sẻ, trước đây gia đình chủ yếu canh tác theo phương pháp truyền thống nên đầu ra khó tiêu thụ, giá bán bấp bênh.

Từ khi tham gia vào nhóm, ông được tập huấn sản xuất rau quả theo hướng VietGAP. Nhờ đó sản phẩm có đầu ra ổn định hơn, đời sống được cải thiện. “Gia đình tôi đang canh tác 4 sào rau quả theo hướng VietGAP, chủ yếu trồng cà chua, dưa chuột. Vụ vừa rồi, dưa chuột, cà chua thắng đậm”, ông Hóa chia sẻ.

Đánh giá về mô hình của Tổ sản xuất rau toàn xã Nghĩa Hồng, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Nghĩa Hưng, ông Hoàng Quang Tuyến cho biết, mô hình hoạt động rất hiệu quả; các sản phẩm khi đưa ra thị trường an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

“Thời gian tới, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân ở đây chuyển sang canh tác rau quả hữu cơ, hướng tới sản phẩm OCOP an toàn, chất lượng”, ông Tuyến nói.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm