| Hotline: 0983.970.780

Một chiến lược, nhiều nỗ lực hướng đến mục tiêu phòng, chống thiên tai

Thứ Hai 13/12/2021 , 11:51 (GMT+7)

Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã có nhiều giải pháp, cách làm cụ thể hóa việc thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Năm 2021, ước tổng thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra cho Việt Nam là trên 3.400 tỷ đồng. Ảnh: VGP.

Năm 2021, ước tổng thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra cho Việt Nam là trên 3.400 tỷ đồng. Ảnh: VGP.

Thiệt hại hơn 3.400 tỷ đồng từ thiên tai

Theo Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), từ đầu năm 2021 đến nay, Việt Nam chịu ảnh hưởng của 8 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, 325 trận dông lốc, mưa đá, 6 đợt mưa lũ lớn; 128 trận động đất…

Có thể nói thiên tai năm 2021 diễn ra không cực đoan, dị thường như năm 2020, tuy nhiên vẫn xảy ra dồn dập, đặc biệt từ giữa tháng 9 đến tháng 11, khu vực miền Trung đã chịu ảnh hưởng liên tiếp của 4 cơn bão số 5, 6, 7, 8 và 6 đợt mưa lũ diện rộng.

Cùng với những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của người dân đặc biệt là khu vực miền Trung.

Trong 11 tháng, thiên tai đã làm 93 người chết và mất tích; 277 nhà sập, 8.913 nhà bị hư hại, tốc mái; 27.000 nhà bị ngập; 131.286 ha lúa và hoa màu bị ngập, thiệt hại; 11.826 ha cây công nghiệp, cây ăn quả bị đổ, gãy; 125.687 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 3.300ha nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại; 113km đê kè, kênh mương bị sạt lở, hư hỏng; 47km bờ biển, sông bị sạt lở; 203km đường giao thông, đường sắt Bắc Nam bị sạt lở hư hỏng; khối lượng đất, đá sạt lở khoảng 1,4 triệu m3; 99 cây cầu, 147 cống bị hư hỏng, cuốn trôi. Ngoài ra, còn rất nhiều cơ sở hạ tầng và các công trình dân sinh khác bị hư hỏng, sạt lở... Ước tổng thiệt hại về kinh tế là trên 3.400 tỷ đồng.

Cụ thể hóa Chiến lược bằng nhiều hành động, giải pháp

Ngày 17/3/2021, tại Quyết định số 379/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thiên tai năm 2021 diễn ra không cực đoan, dị thường như năm 2020, tuy nhiên vẫn xảy ra dồn dập. Ảnh: TTXVN.

Thiên tai năm 2021 diễn ra không cực đoan, dị thường như năm 2020, tuy nhiên vẫn xảy ra dồn dập. Ảnh: TTXVN.

Theo đó, Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã tham mưu để thực hiện tuyên truyền, phổ biến nội dung Chiến lược trên các phương tiện truyền thông; giới thiệu, phổ biến nội dung của Chiến lược tại Hội nghị Phòng chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc; tham mưu cho Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có văn bản hướng dẫn các Bộ, ngành và UBND các tỉnh thành phố triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược; tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược của Bộ NN-PTNT và khung giám sát đánh giá thực hiện Chiến lược; đôn đốc và tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chiến lược năm 2021 của các Bộ và, ngành địa phương.

Với những mục tiêu đã đề ra, cùng những nhiệm vụ và giải pháp chung và giải pháp cụ thể cho từng vùng, miền, trong năm 2021, Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã có nhiều giải pháp, cách làm để cụ thể hoá việc thực hiện Chiến lược.

Cụ thể đó là rà soát, hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai, trong đó đã ban hành 2 Nghị định; 3 Thông tư và 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Kiện toàn công tác cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai các cấp theo Nghị định 66/2021/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 160/2018/NĐ-CP).

Ban Chỉ đạo, các Bộ ngành địa phương rà soát, cập nhật kịch bản, phương án ứng phó với thiên tai trong bối cảnh dịch Covid-19, trong đó tăng cường sơ tán xen ghép và đảm bảo an toàn dịch bệnh cho người dân tại nơi sơ tán. Thủ tướng Chính phủ đã có 2 văn bản, công điện chỉ đạo về nội dung này.

Tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, chuyển từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến trong chỉ đạo ứng phó thiên tai.

Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã theo Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 29/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Ban Chỉ đạo đã ban hành tài liệu để các địa phương tổ chức tập huấn cho lực lượng này (Quyết định số 15/QĐ-TTWPCTT ngày 23/7/2021).

Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã có nhiều giải pháp, cách làm để cụ thể hoá việc thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã có nhiều giải pháp, cách làm để cụ thể hoá việc thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tiếp tục triển khai hoạt động Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và thành lập Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương theo Nghị định số 78/2021/NĐ-CP.

Tổ chức đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo Bộ chỉ số đã được Ban Chỉ đạo phê duyệt đầu năm 2021.

Phối hợp với các cơ quan truyền thông tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng theo Đề án 553 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2021.

Ngoài ra, tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 76/NQ-CP và các văn bản chỉ đạo khác về công tác phòng, chống thiên tai.

  • Tags:
Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.