| Hotline: 0983.970.780

Hiểm nguy rình rập hàng trăm người dân trong mùa mưa bão

Thứ Sáu 01/10/2021 , 10:32 (GMT+7)

Cứ đến mùa mưa bão là đại diện chính quyền lại về xóm núi Gành vận động từng hộ dân sơ tán đến ngôi chùa cách nhà vài trăm mét để tránh sạt lở...

Hiểm nguy "lơ lửng" trên đầu

Căn nhà ở của bà Nguyễn Thị Phượng (55 tuổi) nằm sát chân núi Gành thuộc thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh (huyện Phù Cát, Bình Định). Theo lời kể của bà Phượng, hơn chục năm trước, trong một ngày mưa bão, chồng bà đang nằm ngủ ở nhà sau thì bất ngờ đất, đá từ trên núi theo nước tuôn xuống làm đổ ập vách nhà sau, chồng bà đang nằm ngủ bị vùi chết trong đống đất đá.

“Chuyện xảy ra vào năm 2007. Năm ấy mưa bão rất lớn, nước từ trên núi Gành tuôn xuống, kéo theo hàng khối đất đá ùa xuống làm sập vách nhà sau. Lúc ấy chồng tôi đang nằm ngủ ở nhà sau, do quá bất ngờ nên không kịp thoát thân, bị hàng khối đất đá đè chết”, bà Phượng ngậm ngùi kể.

Đa số người dân sống dưới chân núi Gành đều có gia cảnh cùng cực nên mới đến đây phá dỡ núi cất nhà kiếm nơi trú ngụ. Dẫu biết cuộc sống của mình luôn bị hiểm nguy rình rập, bởi đất đá từ trên  núi có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào, nhất là trong mùa bão lũ. Thế nhưng họ đành cam chịu khi không có khả năng mua đất cất nhà ở nơi tốt hơn.

Những căn nhà nằm dưới chân núi Gành thuộc thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh (huyện Phù Cát, Bình Định), luôn đối mặt với hiểm nguy do nạn sạt lở núi đá. Ảnh: V.Đ.T

Những căn nhà nằm dưới chân núi Gành thuộc thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh (huyện Phù Cát, Bình Định), luôn đối mặt với hiểm nguy do nạn sạt lở núi đá. Ảnh: V.Đ.T

Ví như trường hợp bà Nguyễn Thị Ở (68 tuổi), 1 phụ nữ cao niên, hiện đang sống 1 mình với căn bệnh thoái hóa cột sống trong căn nhà cấp 4 đã rệu rã nằm bên kia con dốc dẫn lên núi Gành. Phía trên nhà bà Ở còn có nhiều ngôi nhà khác nằm chênh vênh bên vách núi.

“Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa mưa bão là chính quyền địa phương về xóm núi Gành vận động từng hộ dân sơ tán đến ở nhờ trong ngôi chùa cách nhà vài trăm mét để tránh nạn sạt lở núi. Hơn 10 năm trước, trong xóm có 1 căn nhà bị vùi trong đất đá từ trên núi sạt lở ập xuống gây chết người. Cuối năm 2019, ở đây lại xảy ra nạn sạt lở núi đá xuống nhà dân, may là người đã kịp sơ tán nên không thiệt hại nhân mạng”, bà Ở nhớ lại.

Dân không mặn mà với khu tái định cư  

Giữa tháng 9 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh đã ký văn bản chỉ đạo về việc bố trí, di dời để ổn định dân cư khẩn cấp đối với 36 hộ dân vùng sạt lở đất dưới chân núi Gành, sử dụng nguồn ngân sách Trung ương 720 triệu đồng để hỗ trợ bồi thường, giao đất nơi ở mới cho người vùng sạt lở núi Gành.

Theo đó, UBND tỉnh Bình Định giao UBND huyện Phù Cát hoàn thiện, phê duyệt phương án bố trí, ổn định dân cư khẩn cấp cho 36 hộ dân nói trên. Tiến hành bồi thường đất ở tại vùng phải dời đi; giao đất cho 36 hộ dân tại khu tái định cư mới; xác định số tiền sử dụng đất, số tiền người dân vùng thiên tai được miễn giảm và bố trí ngân sách huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ, bồi thường cho người dân yên tâm đến nơi ở mới ổn định, an toàn.

Bà Nguyễn Thị Ở đang ở trong căn nhà cấp 4 đã xuống cấp dưới chân núi Gành. Ảnh: V.Đ.T

Bà Nguyễn Thị Ở đang ở trong căn nhà cấp 4 đã xuống cấp dưới chân núi Gành. Ảnh: V.Đ.T

Tuy nhiên, người dân xóm núi Gành chẳng mặn mà mấy với chuyện tái định cư. Nguyên nhân có thể giải thích theo chia sẻ của vợ chồng ông Nguyễn Xuân Cảnh (68 tuổi): "Ngày trước, để xây được ngôi nhà, vợ chồng ông cũng mất cả 2 - 3 tháng trời đưa từng viên gạch, kéo từng cộ cát tập kết sẵn để thuê thợ xây nhà. Bây giờ, được di dời đến khu tái định cư để có cuộc sống yên ổn thì không còn gì mừng hơn, vì thoát được cảnh đối mặt với hiểm nguy sạt lở đất đá, nhưng để xây lại căn nhà khác nằm ngoài khả năng của vợ chồng ông nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước".

Ông Nguyễn Xuân Cảnh tâm sự bây giờ cất căn khác khác tại khu tái định cư là ngoài khả năng của gia đình ông. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Nguyễn Xuân Cảnh tâm sự bây giờ cất căn khác khác tại khu tái định cư là ngoài khả năng của gia đình ông. Ảnh: V.Đ.T.

Theo Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Phù Cát, hiện khu tái định cư vùng sạt lở núi Gành đã cơ bản hoàn thành, đủ điều kiện giao đất để người dân đến xây dựng nhà. Tại khu tái định cư, các điều kiện về hạ tầng giao thông, hệ thống thoát nước mưa, điện sinh hoạt, nước sạch đều được đầu tư đồng bộ. Các ngành liên quan huyện Phù Cát đang phối hợp với chính quyền xã Cát Minh tiến hành phân lô, chốt danh sách các hộ để giao đất.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.