| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao nhận thức cộng đồng về cây ngô chuyển gen

Thứ Ba 30/08/2011 , 09:23 (GMT+7)

Sáng qua (29/8), tại trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Đồng Nai đã diễn ra “Hội nghị đầu bờ giới thiệu và nâng cao nhận thức cộng đồng về cây ngô chuyển gen”.  

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, hiện nay xu hướng sử dụng cây trồng chuyển gen đang gia tăng mạnh mẽ. Tính đến hết năm 2010 đã có 29 nước áp dụng cây trồng công nghệ sinh học với 148 triệu hecta, tăng 14 triệu hecta so với năm 2009. Tổng diện tích tích lũy đạt 1 tỉ hecta, bằng diện tích của toàn nước Mĩ. Trong đó có 3 cây trồng chiếm diện tích lớn nhất là đậu tương hơn 70 triệu ha, ngô hơn 40 triệu ha và bông gần 20 triệu ha.

Tại Việt Nam cây trồng chuyển gen vẫn chưa được cấp phép sản xuất và đang được khảo nghiệm dưới sự  kiểm soát chặt chẽ của Bộ NN-PTNT. Nước ta hiện đang khảo sát 3 giống cây trồng là đậu tương, ngô và bông.  Theo ông Lê Hữu Khang, Vụ Khoa học Công nghệ  và Môi trường, chậm nhất là đến năm 2013 Việt Nam sẽ đưa vào sử dụng cây trồng chuyển gen. TS Trần Kim Định, trưởng phòng nghiên cứu Cây thức ăn gia súc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, cũng cho rằng đây là “xu thế tất yếu”.

Ở nước ta hiện có 3 công ty đăng kí khảo nghiệm ngô chuyển gen là Syngenta, Monsanto và Pioneer.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Xã viên sẽ hưởng lợi lớn khi canh tác lúa giảm phát thải

ĐBSCL Theo dự thảo chi trả kết quả giảm phát thải trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nông dân trong các HTX, tổ hợp tác là đối tượng hưởng lợi cao nhất.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.