| Hotline: 0983.970.780

Năng suất vượt trội của Kim cương 111

Thứ Năm 08/12/2016 , 10:01 (GMT+7)

Giống lúa thuần Kim Cương 111 của Cty CP Giống cây trồng miền Nam vừa được Cục Trồng trọt công nhận SX thử, có nhiều tính năng vượt trội, đặc biệt là năng suất.

nh-minh-ho-nng-sut-lu-kim-cuong-111145736986
Giống lúa Kim cương 111, do Công ty CP Giống cây miền Nam chọn tạo và phát triển cho năng suất cao (Ảnh minh họa)
 

Qua khảo nghiệm cơn bản (VCU) và khảo nghiệm sản xuất, giống lúa Kim Cương 111 cho năng suất cao, đạt trung bình 61,23 tạ/ha, gieo cấy ổn định cả 2 vụ xuân và mùa. Ngoài ra giống có chất lượng gạo tốt, cơm mềm dẻo… thích hợp với các tỉnh phía Bắc.

So sánh một số đặc tính nông học của giống lúa Kim cương 111 với nguồn vật liệu ban đầu được thực hiện tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) năm 2014, kết quả thu được cho thấy: Thời gian sinh trưởng 110 ngày trong vụ mùa và 132 ngày trong vụ xuân, ngắn hơn dòng mẹ BC15 (giống lúa thuần) từ 5- 6 ngày; chiều cao cây thấp hơn giống BC15 từ 5-15cm, lá đòng to trung bình, ngắn và đứng. Tuy chiều dài bông ngắn hơn nhưng bông to, hạt đóng sít, hạt thóc thon…

Qua khảo nghiệm 4 vụ liên tiếp trong hệ thống khảo nghiệm Quốc gia nhằm đánh giá đặc điểm nông học, năng suất, khả năng chống chịu bệnh…cho thấy Kim Cương 111 là giống có nhiều ưu điểm nổi bật.

 Vụ xuân 2015, giống lúa Kim cương 111, cho năng suất trung bình 58,82 tạ/ha, vượt giống đối chứng Hương thơm 1 khoảng 30% và vượt giống Bắc thơm 7 khoảng 14,8%; năng suất cao nhất của giống đạt 72,5 tạ/ha khi gieo cấy tại Hải Dương.

Vụ mùa 2015 giống Kim cương 111 cho năng suất trung bình 54,5 tạ/ha, vượt giống Hương thơm 1 khoảng 3,21% và vượt giống Bắc thơm 7 khoảng 16,95%; năng suất cao nhất của giống đạt 66,4 tạ/ha tại Hải Dương.

 Tiếp tục khảo nghiệm tại vụ xuân 2016 giống lúa Kim cương 111 có năng suất trung bình 61,23 tạ/ha, vượt giống Hương thơm 1 khoảng 1,8%, Bắc thơm 7 khoảng 18.45%; năng suất cao nhất của giống đạt 76 tạ/ha tại Hải Dương.

 Cũng ở vụ xuân 2016 khảo nghiệm sản xuất tại 4 địa phương cho thấy giống có thời gian sinh trưởng 124 – 148 ngày. Năng suất tại 2 tỉnh Yên Bái, Nghệ An giao động từ 60 – 73,5 tạ/ha. Tại Thái Bình, Thanh Hóa năng suất 66,4 – 73,5 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng Bắc thơm 7 từ 27,8 – 29,7%.

Vụ mùa 2016, giống Kim Cương 111 được khảo nghiệm sản xuất ở 4 địa phương gồm Yên Bái, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, thời gian sinh trưởng từ 95 – 115 ngày; năng suất trung bình 54,9 tạ/ha. Tại Thái Bình năng suất cao nhất 66 tạ/ha.

Ngoài ưu điểm là ngắn ngày, Kim cương 111 có ưu điểm nữa là chất lượng cơm gạo tốt. Vụ mùa 2015 giống có chất lượng xay xát khá, tỷ lệ gạo lật 81,21%, tỷ lệ gạo xát 69,06%, tỷ lệ gạo nguyên 68,88% tương đương với giống Hương thơm 1, hình dạng gạo thon dài, chiều dài hạt gạo 6,24mm và tỷ lệ D/R là 3,04, hàm lượng amylose 13,79%, nhiệt độ hóa hồ cao.

Theo đánh giá của Sở NN- PTNT tỉnh Hải Dương, là nơi giống luôn phát huy khá tốt các ưu điểm thì giống lúa Kim Cương 111 có thời gian sinh trưởng vụ xuân 125 – 130 ngày, vụ mùa 105 – 110 ngày, giống có khả năng đẻ nhánh khỏe, dạng cây ngọn, lá đứng. 

Điểm nổi bật là năng suất giống cao tới 65 – 75 tạ/ha, thâm canh tốt có khả năng đạt 80 tạ/ha. Hạt gạo dài, trong, cơm mềm dẻo. Khả năng chịu rét tốt, thích ứng rộng, chống chịu bệnh đạo ôn và bạc lá tốt.

Giống Kim cương 111 gieo trồng được 2 vụ trong năm, thích hợp gieo cấy trong vụ xuân muộn và vụ mùa sớm trên chân đất vàn và vàn thấp.

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

5 giải pháp cho vụ hè thu ở Nghệ An

Vụ hè thu năm nay của Nghệ An đang đứng trước những khó khăn lớn do thời tiết gây ra, nhất là nắng nóng, hạn hán.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất