| Hotline: 0983.970.780

New Zealand: Người biểu tình chặn công ty phân bón nhập khẩu 'phốt phát máu'

Thứ Ba 01/06/2021 , 19:38 (GMT+7)

Một nhóm người New Zealand đấu tranh cho quyền lợi của người dân bản địa ở Tây Sahara đã biểu tình bên ngoài trụ sở một công ty phân bón.

Người biểu tình tụ tập bên ngoài nhà máy Ballance Agri-Nutrients ở Tauranga sau khi có báo cáo về một chuyến hàng phốt phát cập cảng Tauranga. Ảnh: Stuff.

Người biểu tình tụ tập bên ngoài nhà máy Ballance Agri-Nutrients ở Tauranga sau khi có báo cáo về một chuyến hàng phốt phát cập cảng Tauranga. Ảnh: Stuff.

Họ kêu gọi công ty ngừng nhập khẩu phân lân “vô đạo đức” từ một quốc gia đang bị chiến tranh.

Tây Sahara là một khu vực tranh chấp, nhưng các công ty phân bón Ravensdown và Ballance Agri-Nutrients của New Zealand nhập khẩu khoảng 30 triệu USD phốt phát từ đây mỗi năm, được sử dụng trên đất canh tác của New Zealand.

Sau khi phong trào đòi tự do ở Tây Sahara thua trong vụ kiện lên tòa án tối cao yêu cầu Quỹ đầu tư siêu quốc gia New Zealand chấm dứt đầu tư nhập khẩu phân bón từ khu vực lãnh thổ tranh chấp vào tháng 3, Ballance Agri-Nutrients có trụ sở tại Tauranga đã tiếp tục nhập khẩu phốt phát và sẽ nhận được một chuyến hàng phốt phát tại Cảng Tauranga.

Ballance Agri-Nutrients cho biết tất cả các sản phẩm của họ đều có nguồn gốc rõ ràng và nhà cung cấp phốt phát của nó - Phosboucraa, một công ty con của OCP -  được công nhận “là nhà cung cấp và là đối tác đáng tin cậy trong nhiều thập kỷ”.

Hôm 29/5, những người biểu tình từ Nhóm Đoàn kết Tây Sahara – Aotearoa (Western Sahara Solidarity Aotearoa) và Cuộc nổi dậy chống tuyệt chủng (Extinction Rebellion) đã tập trung bên ngoài trụ sở chính của công ty ở Núi Maunganui, thúc giục công ty ngừng nhập khẩu "phốt phát máu".

Khoảng 40 người biểu tình đã đặt giá ba chân làm từ tre ở lối vào và ngăn mọi người qua cổng chính trong nỗ lực phong tỏa trụ sở trên đường Hewletts.

Một số người còn cầm những tấm biển như "Ballance dính máu" hoặc "Cấm phốt phát máu" khi những chiếc xe tải cố gắng di chuyển qua đám đông đang hô vang "Tự do cho Tây Sahara".

Josie Butler, người phát ngôn của Tổ chức Đoàn kết Tây Sahara, Aotearoa, nói: “Chúng tôi ở đây để chống lại Ballance vì những tội ác của nó đối với người dân bản địa. Người dân Whareroa Marae đang bị nhiễm độc Ballance hàng ngày bởi khói của nhà máy trong không khí, và một con tàu ăn cắp phốt phát của người dân bản địa Tây Sahara sắp đến Cảng Tauranga. Người dân Tây Sahara là nạn nhân của chiến tranh, mà Ballance đang trực tiếp tài trợ”.

Josie cho biết trụ sở chính của Tauranga là nhà máy duy nhất mà cô nghe nói vẫn đang vận chuyển "phốt phát máu" trong khi các cuộc thảo luận đang được thảo luận về đạo đức thương mại của công ty.

 “Việc tiếp tục buôn bán là một động thái đáng xấu hổ đối với công ty Ballance Agri-Nutrients và New Zealand”, Josie khẳng định.

Cô kêu gọi Ballance nói chuyện với các đại diện của Tây Sahara trước khi danh tiếng của New Zealand bị đe dọa.

Cô cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nanaia Mahuta có hành động vì những người dân bản địa đang phải chịu đựng dưới bàn tay của Ballance.

“Bộ trưởng Nanaia đã hứa sẽ thúc đẩy quyền bản địa trên toàn cầu. Có những người Maori bị đầu độc và một dân số bản địa phải chịu tội ác chiến tranh vì hành động của bà”, Josie nói.

Cuộc biểu tình kết thúc vào buổi chiều sau khi Josie tuyên bố Giám đốc điều hành Ballance Mark Wynne đã nói chuyện với họ.

"Họ đã cố gắng thương lượng rằng sẽ bỏ phong tỏa nếu Wynne gặp đại sứ Tây Sahara", Josie cho biết.

Tuy nhiên, trong một tuyên bố, người phát ngôn của Ballance Agri-Nutrients cho biết Wynne đã không đồng ý gặp nhà vận động hành lang chính trị từ Sydney vì “họ là một công ty thương mại, không phải một tổ chức chính trị”.

Những người biểu tình không làm gián đoạn bất kỳ hoạt động nào của công ty.

“Chúng tôi đã làm mọi thứ có thể để đảm bảo an toàn cho họ, và an toàn cho nhân viên, nhà thầu và người quan sát. Tuy nhiên, chúng tôi bị sốc và mất tinh thần trước hành vi mất an toàn của những người biểu tình, những người đã đặt mình và những người khác vào tình thế nguy hiểm”.

Người phát ngôn cho biết tất cả lợi nhuận do Phosboucraa tạo ra ở Sahara đều được tái đầu tư tại địa phương để duy trì và cải thiện hoạt động cũng như hỗ trợ khu vực.

 “OCP cung cấp thông tin cập nhật thường xuyên về thực tiễn việc làm, sức khỏe và an toàn, lợi ích cho người dân địa phương và đầu tư vào các chương trình y tế, giáo dục và xã hội. Chúng tôi và ngành công nghiệp phân bón của New Zealand đang nhận những thách thức liên tục từ những người phản đối chính trị.

Những người biểu tình dường như không xem xét nguy cơ ngừng giao thương đối với sinh kế của người dân Saharawi đang được OCP tuyển dụng. Không rõ tình trạng mất việc làm ở một khu vực đầy biến động của thế giới sẽ dẫn đến vấn đề địa vị chính trị của Tây Sahara như thế nào”.

Người phát ngôn cho biết thêm, “không có giá trị khi tham gia vào cuộc trò chuyện chính trị mang tính cảm xúc cao đã bị Tòa án cấp cao của chúng tôi bác bỏ”, thay vào đó, họ đã hướng sự chú ý vào việc hỗ trợ Liên Hợp Quốc trong nỗ lực giải quyết tranh chấp địa chính trị phức tạp này.

Được biết, một lô hàng phốt phát Tây Sahara sẽ đến cảng Tauranga trong những ngày tới.

(Theo Stuff)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.

Bình luận mới nhất