| Hotline: 0983.970.780

Ngạc nhiên có những giò lan đột biến giá gần 100 triệu đồng

Thứ Hai 24/04/2017 , 14:30 (GMT+7)

“Chơi hoa lan chỉ nghĩ đến lợi trước mắt là không được. Cần phải có lòng kiên trì nhiệt huyết, bởi mình có yêu cây thì cây mới đơm hoa khoe sắc”, anh Hoạt chia sẻ.

Vài năm trở lại đây, giới yêu hoa lan ở Hà Nội rộ lên phong trào tìm kiếm giò lan đột biến tự nhiên có màu sắc, hình dáng độc, lạ. Không ít người chịu chi hàng chục triệu đồng để sở hữu một nhánh lan đai châu, Tam bảo sắc đột biến...
 

"Đệ nhất lan"

Theo chân anh Phan Văn Thắng, 34 tuổi, một dân chơi hoa lan có tiếng trong Hội Yêu phong lan Hà Nội, chúng tôi đến vườn lan của anh Nguyễn Văn Hoạt ở Hoài Đức (Hà Nội). Vườn lan rộng trên 200m2 với hàng trăm giò đủ chủng loại treo ngay ngắn, với tường bao, mái lợp chắc chắn. Vườn lan của anh Hoạt có giá lên đến hàng tỷ đồng, trong đó có những giò lan đột biến có giá gần 100 triệu đồng.

08-55-56_1
Anh Hoạt với giò lan phi điệp đột biến có giá 60 triệu đồng

Anh Hoạt tâm sự: “Một lần ghé vườn lan của nhà người bạn chơi, tôi mua một vài giò về chơi, rồi mê lúc nào không hay. Mới đầu chưa có kỹ thuật chăm sóc nên nhiều cây chết. Cứ nghe ở đâu có hội thi hoa lan là tôi lại lặn lội đi xem. Đi nhiều, gặp nhiều nghệ nhân nên vốn liếng về kỹ thuật chăm sóc, nuôi cấy lan... cũng nâng lên".

Năm 2014, anh Hoạt tham gia Hội Yêu phong lan Hà Nội. “Vào hội phong lan tôi mới hiểu, chơi lan không chỉ là thú vui thuần túy mà còn là một nghề có thể nuôi sống bản thân nếu như thực sự theo đuổi. Được sự góp ý, giúp đỡ của những người bạn, tôi đã xây dựng vườn lan hiện tại”, anh tâm sự.

Dẫn tôi đi tham quan vườn lan anh Hoạt cho biết: “Có rất nhiều loại lan như đai châu, phi điệp, trầm trắng… mỗi loài có một vẻ riêng nhưng độc đáo nhất là dòng lan đột biến. Gọi là lan đột biến vì nó có dáng vẻ độc đáo khác tự nhiên về màu sắc, hình dạng hoa, độ dày của cánh. Lan đột biến mang đến sự kích thích, hưng phấn cho người chơi. Song làm sao xác định được lan đột biến? Có lẽ, phải người trong nghề mới biết”.

Anh Nguyễn Văn Cường, chủ một vườn lan ở phố Thụy Khê, Hà Nội đang sở hữu hơn 50 giò lan đột biến cho biết: “Phải căn cứ vào mùi hương của hoa để nhận diện là lan đột biến. Lan công nghiệp có mùi hương như mỹ phẩm, lan rừng tự nhiên mùi thoang thoảng, dịu ngọt. Khuôn bông, cánh hoa, hình dạng lá lan đột biến cũng rất khác biệt. Nhưng quan trọng nhất là căn cứ vào thời gian nở hoa, ví như loài phi điệp, trầm trắng, mùa ra hoa từ tháng 2 - 3, còn phi điệp, trầm trắng đột biến sẽ nở từ tháng 4 - 7”.

Anh Hoạt cho chúng tôi xem những giò lan đột biến trong vườn. Theo anh, lan phi điệp Ngọc Hân không đột biến sẽ ra hoa tím trắng vào tháng 3, với giá chỉ vài triệu/1 giò. Còn cây đột biến này của anh ra hoa 5 cánh trắng, giá trị của nó được bán theo chiều dài của thân cây, với 3 cành, tổng giá tiền là 60 triệu đồng. Hoặc như chậu đai châu đột biến được tính theo số lá để "ra tiền", lên tới 9 triệu đồng. Anh cũng giới thiệu một giò lan Tam bảo sắc đột biến ra hoa trắng tinh có 20 lá với giá 40 triệu đồng.
 

Chăm lan phải có nghề

Với người chơi hoa lan quan trọng nhất là tìm được nguồn giống. Hiện nay trên thị trường rất nhiều lan công nghiệp giá rẻ. Người sành chơi thường tìm cho được lan tự nhiên. Anh Phan Văn Thắng chia sẻ: “Khi mới vào nghề trồng lan, tôi ra chợ hỏi mua lan đai châu, người bán hàng mang giò lan đại ra bán nhưng nói là đai châu. Khi mua về trồng thì bạn bè cho biết là mua phải cây giả”.

Có lần anh Hoạt mua được vài giò lan ở tận Điện Biên, mới đầu cho ra hoa rất đẹp nhưng do điều kiện thời tiết không hợp, chưa biết cách chăm sóc nên hoa nở một thời gian là chết, không giữ được nguồn gen. Hiện anh đang tìm mua nguồn lan ở khắp nơi. Nhiều khi chỉ là những mầm bằng đốt tay kiếm được từ Hà Giang, Điện Biên... được các thành viên trong gia đình ngồi ghép với gỗ lũa để cho ra đời nhưng giò lan như ý.

08-55-56_2
Công đoạn tỉa và ghép lan rất công phu

Anh Hoạt cho biết: "Việc xây nhà giàn, mái che là rất quan trọng, tránh cho cây chịu rét và nóng nhưng phải đảm bảo cây vẫn hứng được sương, gió và nước mưa, bởi phong lan vẫn sống chủ yếu bằng khí trời. Nhiều người lầm tưởng cứ tưới nhiều, bón phân đạm nhiều là tốt nhưng tưới nhiều cây dễ úng, chết ngạt, thối rễ. Nguyên tắc tưới lan là giữa 2 lần tưới gốc cây phải khô, giò ẩm thì không tưới. Lan là loài phát triển chậm nên phải dùng loại phân tưới tan chậm trong 180 ngày và là phân hữu cơ tổng hợp. Mới đầu dùng loại phân kích thích mọc rễ, tăng trưởng, sau 3 tháng kích thích phát triển thân, lá, gần mùa hoa thì kích thích hoa và rễ phát triển".

Được biết anh Hoạt cùng Hội Yêu phong lan Hà Nội thường xuyên tham gia các chương trình từ thiện. Lúc chúng tôi đến chơi, anh cho biết: “Cả nhóm vừa quên góp được số tiền hơn 50 triệu đồng để ủng hộ cho em Lê Thị Tâm ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh được mổ tim tại Bệnh viện Bạch Mai. Năm ngoái nhóm vào tận miền Trung tặng quà các gia đình khó khăn do thiên tai lũ lụt...”.

Chiều xuống, anh Hoạt nhấp chén trà mạn, tay đóm lửa rít khói thuốc lào phả vào không gian, đôi mắt mơ màng nhìn ra vườn lan đang khoe sắc. “Chơi hoa lan chỉ nghĩ đến lợi trước mắt là không được. Cần phải có lòng kiên trì nhiệt huyết, bởi mình có yêu cây thì cây mới đơm hoa khoe sắc”, anh chia sẻ.

Về kinh tế mỗi năm vườn lan cũng cho anh thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng. Nhưng có lẽ điều anh cảm thấy hạnh phúc nhất đó là có một thú vui tao nhã, không bon chen mà vẫn ung dung giữa cuộc đời.

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm