| Hotline: 0983.970.780

Ngành gỗ cần bình tĩnh, đánh giá đúng thị trường

Thứ Bảy 30/07/2022 , 06:05 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh chia sẻ những khó khăn hiện tại của ngành gỗ, đồng thời kêu gọi các bên liên quan chia sẻ, vượt qua giai đoạn này.

Tại Hội nghị Giao ban ngành gỗ Quý III/2022 tại Đồng Nai, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh chia sẻ những khó khăn mà ngành gỗ đang gặp phải. Ông cũng chỉ rõ hai tác động khiến số lượng đơn hàng của ngành gỗ sụt giảm thời gian qua là giá nguyên liệu sản xuất và sản phẩm tăng cao và các quốc gia thắt chặt chính sách tín dụng do lạm phát có xu hướng tăng, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đồng cảm với những khó khăn của doanh nghiệp ngành gỗ hiện tại. 

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đồng cảm với những khó khăn của doanh nghiệp ngành gỗ hiện tại. 

Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ trong 7 tháng đầu năm đạt

Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách của Forest Trends kiến nghị cơ quan quản lý cần có những chính sách hỗ trợ trực tiếp, kịp thời. Bởi trong số 52 doanh nghiệp trong khảo sát của Forest Trends, khoảng 19% cho biết chỉ có thể cầm cự dưới 3 tháng, 44% cầm cự được từ 3 - 6 tháng và 23% cầm cự được trên 12 tháng. 

khoảng 5,84 tỷ USD, giảm 4,9 % so với cùng kỳ năm 2021. Điều này khiến giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản 7 tháng đầu năm 2022 ước đạt 10,42 tỷ USD, chỉ tăng 1,3 % so với cùng kỳ năm 2021 - mức tăng giảm so với năm ngoái.

Trên cơ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm lên mức lãi suất 2,5%, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh phân tích: "Chúng ta cần nhìn nhận đúng tình hình thế giới để đưa ra những phân tích, dự báo chính xác. Những khó khăn hiện tại là tình hình chung của thế giới. Doanh nghiệp gỗ trong nước cần bình tĩnh và xác định rõ từng yếu tố".

Với một ngành có đầu ra chủ yếu là xuất khẩu, ngành gỗ được lãnh đạo Bộ NN-PTNT định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm trong nửa cuối năm 2022.

Đối với doanh nghiệp, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh gợi mở cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tích cực tìm hiểu những thị trường trọng điểm. Cụ thể, theo Tổng cục Lâm nghiệp, 5 thị trường Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc là những thị trường xuất khẩu chính, với giá trị xuất khẩu chiếm đến 90% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.

Ngành gỗ đang đối mặt với nhiều khó khăn trong xuất khẩu. Ảnh: TL.

Ngành gỗ đang đối mặt với nhiều khó khăn trong xuất khẩu. Ảnh: TL.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần sản xuất một cách bài bản, căn cơ hơn giúp giảm giá thành, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Song song với đó là nâng cao chất lượng, tay nghề nhân công, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử.

"Đây là lúc doanh nghiệp ngành gỗ cần chia sẻ, giúp đỡ nhau các thông tin về thị trường, công nghệ,  góp phần nâng cao sức mạnh chung của ngành gỗ Việt Nam", Thứ trưởng Lê Quốc Doanh bày tỏ.

Đối với các cơ quan quản lý, trong đó có Tổng cục Lâm nghiệp, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh yêu cầu phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) để xử lý dứt điểm các vụ kiện về chống bán phá giá tại thị trường các nước nhập khẩu.

Đón nhận những gợi mở của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cam kết, địa phương sẽ đồng hành với doanh nghiệp ngành gỗ nhằm giải quyết "những khó khăn chưa từng có" như: Tình trạng giảm, chậm, hủy hay không có đơn hàng sản xuất; lao động không có việc làm; tình hình tài chính khó khăn liên quan tới các loại thuế, phí và thu hồi nợ.

Lắng nghe các ý kiến tham luận, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, thị trường luôn có xu hướng hình Sin. Để có thể vượt khó trước mắt, doanh nghiệp cần mở rộng thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Đây cũng là giải pháp để doanh nghiệp trụ được qua thời suy thoái và nắm bắt cơ hội ngay khi thị trường khôi phục.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.