| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu gỗ với nỗi lo lạm phát ở Mỹ

Thứ Ba 05/07/2022 , 15:51 (GMT+7)

Mỹ là thị trường lớn nhất của xuất khẩu gỗ Việt Nam. Vì vậy, lạm phát tăng cao tại thị trường đang ảnh hưởng không nhỏ tới ngành gỗ.

Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu ở Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Thuận An, Bình Dương. Ảnh: Thanh Sơn.

Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu ở Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Thuận An, Bình Dương. Ảnh: Thanh Sơn.

Những tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có sự tăng trưởng rất tích cực. Ngay trong tháng đầu tiên của năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt 1,55 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoại trừ tháng 2 (do ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán), xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ các tháng còn lại trong 5 tháng đầu nay, đều đạt giá trị cao, từ trên 1,3 tỷ USD đến gần 1,6 tỷ USD. Nhờ vậy, trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt xấp xỉ 7 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ những tháng gần đây đang có xu hướng giảm. Cụ thể, trong tháng 5/2022 trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,38 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng 5/2021. Nửa đầu tháng 6, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 661 triệu USD, giảm gần 100 triệu USD so với nửa đầu tháng 6/2021.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chậm lại, do tình trạng lạm phát tăng cao tại nhiều thị trường xuất khẩu chính khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Bên cạnh đó, giá cước vận tải ở mức cao; giá hàng hóa, nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu là đầu vào của sản xuất đều tăng mạnh do nguồn cung khan hiếm bởi tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraina, tình hình dịch bệnh bùng phát và chính sách “Zero Covid” tại Trung Quốc.

Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM, cho biết, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn còn ở mức cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành gỗ bắt đầu có dấu hiệu thiếu đơn hàng do lạm phát cao tại các thị trường nhập khẩu, nhất là thị trường Mỹ.

Theo ông Phương, đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm giá rẻ, nhóm sản phẩm này ước chiếm khoảng 70-80% trị giá xuất khẩu đồ gỗ. Lạm phát tăng quá cao ở Mỹ đang ảnh hưởng lớn tới những người có thu nhập trung bình và thấp, khiến cho những người này đang phải thắt chặt chi tiêu. Thành ra, những dòng hàng giá rẻ bị ảnh hưởng nhiều về tiêu thụ. Trong khi đó, những sản phẩm giá trị cao vẫn không bị giảm đơn hàng.

Mỹ chiếm tới 60% trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam, nên tình trạng lạm phát quá cao ở thị trường này đang tác động không nhỏ tới ngành gỗ nước ta khi mà nhiều nhà nhập khẩu ở Mỹ đã giảm mua đồ gỗ.

Lạm phát ở Mỹ đang ảnh hưởng tới ngành gỗ Việt Nam. Ảnh: Thanh Sơn.

Lạm phát ở Mỹ đang ảnh hưởng tới ngành gỗ Việt Nam. Ảnh: Thanh Sơn.

Không chỉ Mỹ, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang một số thị trường lớn khác như EU, Hàn Quốc … cũng bắt đầu có dấu hiệu khó khăn do lạm phát.

Ở chiều ngược lại, một số thị trường đang tăng mạnh nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam. Tuy nhiên, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang những thị trường này còn khiêm tốn nếu so với Mỹ, EU…, vì vậy không thể bù đắp được nỗi lo lắng của các doanh nghiệp ngành gỗ khi mà các khách hàng từ Mỹ đang mua chậm lại.

Thông tin từ một số chuyên gia ngành gỗ cho hay, trong khi xuất khẩu đồ gỗ đang gặp khó khăn, thì xuất khẩu viên nén và dăm gỗ lại đang tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, do đồ gỗ chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, nên sự tăng trưởng của những mặt hàng này cũng không bù lại được với những khó khăn về xuất khẩu đồ gỗ.

Trước tình hình đó, ở thời điểm này, các chuyên gia đều thận trọng trong việc đưa ra nhận định về tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả năm nay. Tuy nhiên, nhờ trị giá xuất khẩu trong nửa đầu năm đã ở mức cao nên nhiều khả năng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả năm vẫn có thể ở mức tương đương với năm 2021 hoặc cao hơn một chút.

Do đơn hàng đang có xu hướng giảm, không còn đổ về dồn dập như trước, nên các doanh nghiệp cũng đang tính toán lại về đơn hàng, bạn hàng… để đạt hiệu quả sản xuất, kinh doanh tối ưu nhất và giữ được thị trường, khách hàng trong bối cảnh lạm phát cao vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trên toàn cầu.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm