| Hotline: 0983.970.780

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Thứ Bảy 22/07/2023 , 17:10 (GMT+7)

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Một sản phẩm tôm chế biến sâu của Việt Nam. Ảnh: Sơn Trang.

Một sản phẩm tôm chế biến sâu của Việt Nam. Ảnh: Sơn Trang.

Lâu nay, trên thị trường tôm thế giới, tôm Việt Nam thường gặp nhiều bất lợi do giá thành cao hơn tôm nhiều nước khác, nhất là tôm Ecuador và Ấn Độ. Theo Cơ quan Các dịch vụ nông nghiệp nước ngoài của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong quý 1 năm nay, giá tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ bình quân 10,7 USD/kg. Trong khi đó, giá bình quân tôm nhập khẩu từ Ấn Độ là 8,2 USD/kg, tôm Ecuador là 6,7 USD/kg.

Do bất lợi về giá thành, trong những năm qua, để cạnh tranh được trên thị trường thế giới, ngành tôm Việt Nam đã tập trung vào những sản phẩm thế mạnh là tôm cỡ lớn và tôm chế biến sâu.

Tuy nhiên, theo TS Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, năm nay, giá tôm cỡ lớn xuất khẩu của Việt Nam giảm tới 30%. Nguyên nhân là do nhiều nước khác cũng đã đẩy mạnh phát triển nuôi tôm đạt kích cỡ lớn khiến cho sản lượng tôm cỡ lớn tăng lên.

Một thế mạnh nữa của ngành tôm Việt Nam là năng lực chế biến. Ở lĩnh vực chế biến tôm, trong 6 nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, thì đạt đến trình độ chế biến cao nhất là chế biến sâu, hiện chỉ mới có Việt Nam và Thái Lan. Nhờ vậy, dù phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ bởi tôm giá rẻ từ Ấn Độ, Ecuador, trong những năm qua, tôm Việt Nam vẫn đứng vững, thậm chí là chiếm thị phần lớn nhất tại nhiều thị trường khó tính.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ở thị trường Úc, trong 8 tháng đầu năm 2022, tôm chế biến chiếm tới 40% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang Úc. Với tỷ trọng như trên, tôm chế biến đã góp phần quan trọng giúp cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Úc đạt 272 triệu USD trong năm 2022, tăng tới 44% so với năm 2021 và tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất trong tôm nhập khẩu vào Úc.

Hay tại thị trường Nhật Bản, trong nhiều năm qua, tôm Việt Nam luôn chiếm được thị phần lớn nhất, trong đó có đóng góp không nhỏ từ các sản phẩm chế biến sâu. Thị trường Nhật Bản đòi hỏi kỹ thuật chế biến tinh tế, tỉ mỉ phù hợp năng lực chế biến của các doanh nghiệp tôm Việt Nam.

Tôm mới thu hoạch ở Cần Giờ, TP.HCM. Ảnh: Sơn Trang.

Tôm mới thu hoạch ở Cần Giờ, TP.HCM. Ảnh: Sơn Trang.

VASEP cho biết, các sản phẩm tôm Việt Nam chế biến xuất khẩu sang Nhật Bản giữ được ưu thế hơn so với các thị trường khác. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nhật các sản phẩm như tôm phủ bột đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm tẩm bột xù, tôm thẻ PDTO Nobashi đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm chân trắng còn đuôi luộc đông lạnh, tôm thẻ bóc vỏ bỏ đầu bỏ đuôi hấp đông lạnh, tôm thẻ hấp đông lạnh…

Cũng theo TS Hồ Quốc Lực, ngay cả trong nửa đầu năm nay, dù xuất khẩu tôm nói chung gặp rất nhiều khó khăn, nhưng tại các thị trường lớn, ở phân khúc sản phẩm chế biến sâu, tôm Việt Nam vẫn đang chiếm thị phần lớn nhất.

Tuy vậy, các nước xuất khẩu tôm lớn khác cũng đang nỗ lực để nâng cao năng lực chế biến tôm. Do đó, TS Hồ Quốc Lực cho rằng, ngành tôm Việt Nam không thể dừng lại ở trình độ chế biến hiện tại mà phải có chiến lược về sản phẩm để có bước phát triển cao hơn nữa. Ví dụ bây giờ, trong chế biến tôm có dạng phối chế với mức độ phức tạp cao hơn nhưng thu hút được nhiều khách hàng hơn. Có những phân khúc thị trường mà ngành tôm Việt Nam đã đi trước, và có thể nói là ở vị thế gần như độc quyền, thì cũng cần tiếp tục được củng cố, nâng cao để giữ vững được thị trường.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm