| Hotline: 0983.970.780

Ngành y tế Hà Tĩnh với phong trào xây dựng NTM

Thứ Tư 12/06/2013 , 09:38 (GMT+7)

Trong nhiều năm qua, ngành y tế Hà Tĩnh đã đóng góp không nhỏ trong công cuộc xây dựng NTM...

Trong công cuộc xây dựng NTM, tiêu chí y tế đóng một vai trò quan trọng. Chính vì thế, trong nhiều năm qua, ngành y tế Hà Tĩnh đã đóng góp không nhỏ trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất, đầu tư công nghệ thiết bị góp phần xây dựng một môi trường sống trong sạch lành mạnh phục vụ tốt nhất đối với sức khỏe của nhân dân.

Bà Phan Thị Ninh, Giám đốc Sở y tế Hà Tĩnh, cho biết: “Là một tỉnh còn nghèo song ngành y tế chúng tôi luôn xác định, phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có tỷ lệ bao phủ 100% các bệnh viện công lập triển khai xử lý chất thải y tế hiệu quả nhất”.

Cũng theo bà Ninh, toàn tỉnh hiện có 17 bệnh viện với 2.340 giường bệnh công lập; trong đó tuyến tỉnh có Bệnh viện Đa khoa tỉnh và 3 bệnh viện chuyên khoa; tuyến huyện 12 bệnh viện đa khoa huyện, thị và Bệnh viện Đa khoa khu vực cửa khẩu Cầu Treo. Ngoài ra, còn có hàng trăm cơ sở, phòng khám tư nhân, dịch vụ y tế hoạt động tại các địa phương.


Không gian trong lành tại Bệnh viện Đa khoa Đức Thọ

Được biết, trong số các bệnh viện trên, hầu hết đều đã áp dụng các hệ thống xử lý chất thải y tế, sinh hoạt, hệ thống nước thải, thông qua các nguồn kinh phí hỗ trợ từ nguồn trái phiếu chính phủ. Đặc biệt, một số bệnh viện cơ sở đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các dự án sử dụng công nghệ hiện đại tiên tiến của Pháp, Nhật phục vụ rất hiệu quả trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho các bệnh nhân cũng như làm xanh - sạch - đẹp môi trường.

“Hiện chúng tôi đang tập trung chỉ đạo bệnh viện các tuyến dưới ứng dụng công nghệ xử lý nước thải vi sinh + hóa học. Riêng, bệnh viện các huyện như: Đức Thọ, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Hương Khê… đã triển khai từ những năm 2009-2010 theo công nghệ AAO + đệm vi sinh Nhật Bản, đảm bảo khí thải theo tiêu chuẩn. Mới đây nhất 3 dự án về xử lý môi trường tại 3 bệnh viện là Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà và Bệnh viên Điều dưỡng - phục hồi chức năng cũng được hoàn thiện với tổng kinh phí gần 50 tỷ đồng”, bà Ninh chia sẻ thêm.

Khi đến với Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng, từ đường nội địa được đổ bê tông, lát gạch liền nhau sạch bóng đến các khoa điều trị không mùi hôi thối bởi hệ thống xử lý rác thải, nước thải đều được khép kín thay vào đó là một không khí trong lành, tràn ngập cây xanh.

Nằm bên tuyến Quốc lộ 8A, Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ chẳng khác gì đa khoa khu vực bởi mỗi ngày bệnh viện này tiếp nhận từ 350 - 400 ca khám bệnh và 180 - 200 ca điều trị trong huyện và bệnh nhân các huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Nam Đàn Nghệ An… tìm đến để điều trị. Thầy thuốc ưu tú, Giám đốc bệnh viện Hoàng Thư chia sẻ: “Liên tục trong nhiều năm qua Bệnh viện Đa khoa Đức Thọ được tỉnh và ngành y tế đánh giá đơn vị xuất sắc toàn diện, bởi ngoài việc đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy móc phục vụ khám chữa bệnh; nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ y bác sỹ, chúng tôi luôn đi đầu trong phong trào bảo vệ môi trường”

Theo ông Thư, từ năm 2010 Bệnh viện Đa khoa Đức Thọ đã áp dụng hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ Nhật Bản; đồng thời sử dụng lò đốt chất thải rắn theo quy trình khép kín tự động khoa học. Hằng ngày bệnh viện cử 3-4 người luân phiên phụ trách việc xử lý rác theo đúng quy trình từ phân loại đến thiêu hủy.

Là một tỉnh còn nghèo nhưng Hà Tĩnh đang nỗ lực phấn đấu 100% cơ sở y tế đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường nhằm góp phần hoàn thành tiêu chí y tế trong xây dựng NTM, đảm bảo chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân nơi “chảo lửa túi mưa”.

Vào tận từng giường bệnh nhân chúng tôi mới cảm nhận hết sự thay đổi trong chất lượng phục vụ của Bệnh viện Đa khoa Đức Thọ, khi mà tất cả các giường bệnh đều áp dụng hệ thống khép kín với sự hướng dẫn tận tình của đội ngũ y bác sỹ.

Anh Nguyễn Công Lý, một bệnh nhân ở xã Đức Quang, tâm sự: Tôi bị viêm phế quản, thường xuyên điều trị ở bệnh viện mấy năm nay, là đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm. Lần nào xuống điều trị tôi cũng rất yên tâm bởi chất lượng phục vụ và điều kiện sinh hoạt tại các phòng bệnh, tất cả đều đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Được biết, mỗi năm Bệnh viện Đa khoa Đức Thọ tiếp nhận hơn 2.000 lượt bệnh nhân ngoại huyện vào điều trị.

Không chỉ riêng Bệnh viện Đa khoa Đức Thọ, nhiều bệnh viện khác trên địa bàn Hà Tĩnh ngoài chú trọng công tác khám chữa bệnh, cũng đang tập trung đặt tiêu chí môi trường lên hàng đầu. Qua kiểm tra đã có 170 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí vệ sinh môi trường giai đoạn 2004-2010; 53 địa phương khác đạt tiêu chí trong năm 2011- 2012.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm