| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An đã tiêu hủy hàng ngàn con lợn, hàng trăm con bò

Thứ Hai 05/04/2021 , 15:39 (GMT+7)

Dịch, bệnh trên cây trồng, vật nuôi tại Nghệ An đang chuyển biến phức tạp, đặc biệt là viêm da nổi cục ở bò, dịch tả lợn Châu Phi và đạo ôn hại lá.

Số lượng lợn nhiễm DTLCP đang có chiều hướng lan nhanh trên địa bàn, công tác xử lý vô cùng vất vả. Ảnh: Quang An.

Số lượng lợn nhiễm DTLCP đang có chiều hướng lan nhanh trên địa bàn, công tác xử lý vô cùng vất vả. Ảnh: Quang An.

Liệu có sự chủ quan của người chăn nuôi hay sự lơ là vô trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch của cơ quan chức năng? Và hội nghị do Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hôm nay vẫn chưa tìm ra được lời giải, trong khi số lượng bò, lợn phải tiêu hủy ngày càng tăng, lúa ngoài đồng cũng đang bị tàn phá.

Sáng 5/4, tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị trực tuyến “triển khai cấp bách các giải pháp phòng, chống dịch viêm da nổi cục, dịch tả lợn Châu Phi, đạo ôn hại lá, khảm lá sắn và các loại dịch bệnh khác trên cây trồng, vật nuôi”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Hoàng Nghĩa Hiếu khẳng định, diễn biến dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ở Nghệ An đang chuyển biến khó lường, để tạo sự chủ động cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị, phải tập trung nguồn lực nhằm tổ chức đồng bộ các giải pháp phòng chống, đặc biệt là đối phó với dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục, khảm lá sắn và sâu bệnh trên lúa vụ Xuân.

Theo Sở NN-PTNT, từ đầu năm 2021 đến nay dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại 1.762 hộ, thuộc 145 xã của 19 huyện, tổng số lợn đã tiêu hủy là 4.794 con.

Cơ quan chức năng xác định các ổ dịch mới phát sinh từ nền ổ dịch cũ, tình trạng này xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Phân bổ số lượng lớn là các huyện Thanh Chương (31 ổ dịch, tiêu hủy 2.119 con), Đô Lương (22 ổ dịch, tiêu hủy 663 con)…

Thanh Chương có số lượng lợn nhiễm DTLCP lớn nhất, trên địa bàn huyện cũng ghi nhận sự việc hộ nuôi lén lút vứt xác lợn chết ra môi trường. Ảnh: Quang An.

Thanh Chương có số lượng lợn nhiễm DTLCP lớn nhất, trên địa bàn huyện cũng ghi nhận sự việc hộ nuôi lén lút vứt xác lợn chết ra môi trường. Ảnh: Quang An.

Về viêm da nổi cục (VDNC), trên địa bàn ghi nhận ca bệnh đầu tiên tại xã Văn Lợi, huyện Quỳ Hợp (ngày 11/12/2020). Từ 10/2 đến nay dịch xuất hiện trở lại, trong thời gian ngắn đã lan ra 85 ổ dịch với 668 con trâu bò bị mắc bệnh, trong đó 26 con chết, buộc phải tiêu hủy.

Điều đáng nói là 81/85 ổ dịch chưa qua 21 ngày, các ổ dịch phát sinh từ các hộ chăn nuôi lại chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh cũng như không khử trùng tiêu độc thường xuyên. Qua xác minh có nhiều điểm diến biến phức tạp, điển hình như xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn (141 con bò); phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai (78 con bò, bê).

Tình trạng trâu bò bị viêm da nổi cục cũng khiến người nuôi lo sốt vó. Ảnh: Tá Chuyên.

Tình trạng trâu bò bị viêm da nổi cục cũng khiến người nuôi lo sốt vó. Ảnh: Tá Chuyên.

Ngành chăn nuôi địa phương đang đối diện với nhiều thách thức, trong khi đó tình hình dịch hại trên cây trồng cũng thực sự đáng lo ngại. Đơn cử như bệnh đạo ôn lá, hiện toàn tỉnh có 1.757 ha lúa nhiễm bệnh, bao gồm 117 ha nhiễm nặng cùng 411 ha “cháy lá”. Đạo ôn lá gây hại nặng trên các giống X33, XT28, P6…

trong khi đó, nhiều diện tích lúa Xuân của Nghệ An đang bị đạo ôn lá tấn công. Ảnh tư liệu: Việt Khánh.

trong khi đó, nhiều diện tích lúa Xuân của Nghệ An đang bị đạo ôn lá tấn công. Ảnh tư liệu: Việt Khánh.

Ở diễn biến khác, bệnh khảm lá sắn đang tiếp tục phát sinh, gây hại tại 7 huyện với quy mô lên đến 1.940 ha, dẫn đầu là Tân Kỳ (1.438 ha), Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Anh Sơn, Thái Hòa, Con Cuông, Quỳ Hợp…

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Sở NN-PTNT đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch để đạt hiệu quả tối đa.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm