| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An nỗ lực phát triển rừng

Thứ Hai 25/11/2013 , 10:33 (GMT+7)

Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Trung ương, tỉnh... nên ngành lâm nghiệp Nghệ An đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

2013 là năm đầu tiên thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) được hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, song nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Trung ương, tỉnh... nên ngành lâm nghiệp Nghệ An đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Ông Đặng Xuân Minh, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Nghệ An cho biết: Chi cục đã hoàn thành công tác điều chỉnh rà soát quy hoạch 3 loại rừng tại các huyện Kỳ Sơn, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu; phê duyệt xong vùng nguyên liệu cho dự án chế biến gỗ của Cty Lâm nghiệp Tháng Năm (quy mô 45.011,5 ha trên địa bàn 13 huyện); vùng nguyên liệu cho dự án bảo tồn và phát triển dược liệu chất lượng cao gắn với phát triển rừng bền vững tại Nghệ An (quy mô 15.450,81 ha trên địa bàn 11 huyện).

Phối hợp chặt chẽ với các BQL rừng đặc dụng, các huyện, xã tiến hành điều tra thu thập số liệu và xây dựng quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Nghệ An đến năm 2020 (đã được Bộ NN-PTNT chấp thuận).


Một góc rừng được khoanh nuôi bảo vệ tại xã Tam Đình, Tương Dương

Phối hợp với Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp & thủy lợi thống nhất số liệu để tiến hành bổ sung quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Nghệ An trên đất lâm nghiệp giai đoạn 2013 - 2020 và xây dựng đề án rà soát, xác định phạm vi, ranh giới, hiện trạng rừng của các chủ rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) giai đoạn 2013 - 2015, có tính đến 2020.

Năm 2013, trên cơ sở chỉ tiêu, kế hoạch được UBND tỉnh Nghệ An giao, các chủ rừng đã bảo vệ tốt 888.695,7 ha diện tích rừng hiện có (tăng 5% so với năm 2012).

Năm nay nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh không có nhưng công tác khoanh nuôi vẫn được các địa phương thực hiện đạt 100% kế hoạch giao (tăng 55% so với cùng kỳ năm 2012).

Công tác chăm sóc rừng cũng cán đích sớm. Trong tổng diện tích 22.000 ha rừng được giao chỉ có trên 2.300 ha rừng phòng hộ, đặc dụng và 19.699,78 ha rừng SX, số diện tích còn lại đều được các dự án, đơn vị, DN, hộ dân trực tiếp thực hiện và trồng dặm rất hiệu quả.

Công tác trồng rừng cũng được các địa phương, đơn vị và chủ rừng quan tâm. Nhờ đó đã có 15.391,5 ha diện tích trồng rừng tập trung (đạt 102,6% kế hoạch). Diện tích trồng cây phân tán cũng đã cán mốc 5 triệu cây vào ngày 20/11/2013.

Năm nay ngành lâm nghiệp Nghệ An nhận được nguồn vốn đầu tư rất có hiệu quả từ Trung ương (60,26 tỷ đồng), lại được UBND tỉnh cho phép lồng ghép các nguồn vốn khác như vốn hỗ trợ giảm nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%, vốn ODA, nguồn tiền chi trả DVMTR... đã giúp các địa phương thực hiện tốt hơn nhiệm vụ BV&PTR...

Để công tác BV&PTR tiếp tục giành được kết quả cao hơn trong năm 2014, ông Nguyễn Tiến Lâm, PGĐ Sở NN-PTNT Nghệ An cho rằng: Việc thực hiện BV&PTR theo chỉ tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho các địa phương là một nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng.

Theo đó, QĐ 07/2012/QĐ-TTg đặc biệt nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của chính quyền cơ sở. Mong rằng năm 2014, các địa phương sẽ làm tốt hơn nữa 7 nhiệm vụ của UBND cấp huyện và 10 nhiệm vụ của UBND cấp xã.

Bản thân các chủ rừng, đặc biệt là các BQL rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu bảo tồn, Cty lâm nghiệp, Tổng đội TNXP phải tiến hành các biện pháp bảo vệ rừng tại gốc. Các lực lượng BVR cần thực hiện tốt quy chế phối hợp, tuyên truyền nâng cao nhận thức BV&PTR, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về BVR và quản lý lâm sản...

Tiếp tục rà soát, quy hoạch các lưu vực đầu nguồn các hồ, đập thuỷ lợi, thuỷ điện để thu phí DVMTR tại các NM thủy điện, thủy lợi và cung cấp nước sạch thông qua tổ chức Quỹ BV&PTR, xây dựng phương án chi trả cho các chủ rừng.

Đẩy nhanh tiến giao đất và cấp GCN quyền sử dụng đất cho các đối tượng tham gia SX lâm nghiệp để họ yên tâm đầu tư và làm cơ sở pháp lý cho việc vay vốn để trồng rừng và kinh doanh nghề rừng.

Áp dụng TBKT theo hướng tăng năng suất chất lượng và hiệu quả kinh doanh rừng trồng. Trước mắt tập trung cải tiến và nâng cao chất lượng giống cây rừng bằng công nghệ sinh học để nâng cao năng suất rừng trồng...

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Xã viên sẽ hưởng lợi lớn khi canh tác lúa giảm phát thải

ĐBSCL Theo dự thảo chi trả kết quả giảm phát thải trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nông dân trong các HTX, tổ hợp tác là đối tượng hưởng lợi cao nhất.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.