| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Rừng hay cao su?

Thứ Hai 12/07/2010 , 15:30 (GMT+7)

Trong chiến lược trồng cao su, Nghệ An "nhắm" các huyện miền núi Anh Sơn, Thanh Chương để phát triển loại cây này. Tuy nhiên việc tỉnh lấy rừng và đất rừng đã giao khoán ổn định lâu dài cho người dân trồng rừng nguyên liệu để trồng cao su đang gây những luồng ý kiến trái chiều.

Trong chiến lược trồng cao su, Nghệ An "nhắm" các huyện miền núi Anh Sơn, Thanh Chương để phát triển loại cây này. Tuy nhiên việc tỉnh lấy rừng và đất rừng đã giao khoán ổn định lâu dài cho người dân trồng rừng nguyên liệu để trồng cao su đang gây những luồng ý kiến trái chiều.

I. Nước mắt người trồng rừng

Chúng tôi nhận được đơn khiếu nại tập thể của công nhân và hộ dân trồng rừng về việc “thu hồi đất của Cty Lâm nghiệp Anh Sơn để giao cho Cty CP Đầu tư Phát triển Cao su Nghệ An” mà thấy phân vân. Vì được biết phát triển trồng mới cây cao su là một chủ trương lớn của tỉnh Nghệ An, đang được triển khai rộng rãi. Theo đó diện tích đất rừng thu hồi sẽ rất lớn, riêng việc thu toàn bộ đất thuộc diện quản lý của Cty Lâm nghiệp Anh Sơn đã là trên 6.000ha. Trong triển khai các dự án liên quan đến việc thu hồi đất của dân, khiếu nại xảy ra cũng là bình thường, nhưng với dự án này, điều băn khoăn ở chỗ liên quan đến rất nhiều hộ trồng rừng, đất đai của họ phần lớn đều đã được giao sử dụng lâu dài (50 năm) theo Nghị định 135/CP của Thủ tướng Chính phủ, diện tích đất lớn, người dân cơ bản đã trồng rừng nguyên liệu hoặc khoanh nuôi bảo vệ tốt. 

Anh Nguyễn Hữu Tràng, đội 1, Cty LN Anh Sơn bên rừng mới trồng sau khi được giao đất lâu dà

Từ huyện lỵ Anh Sơn, chúng tôi đi theo con đường quốc phòng thẳng hướng tây nam đâm vào rừng. Những người công nhân đưa đường nói, chỉ đi mất 1 giờ đồng hồ theo đường này là đến biên giới Việt Lào, chừng 40km. Đây là vùng phên dậu, chỉ có rừng và núi non trùng điệp. Từ khi dân được giao đất lâu dài, nắm tư liệu sản xuất quý nhất trong tay, ai cũng hăm hở. Hộ nhiều nhận vài chục ha, ít cũng dăm bảy ha. Đất ở đây rất hợp cây keo lai, bồ đề giống mới, trồng vài năm đã cao 3-4 m. Người ta tính được chu kỳ cây nguyên liệu giống mới hiện nay chỉ 6 năm là khai thác, năng suất trung bình 150 m3/ha, giá bán (bán xô tại rừng) hiện tại 600 ngàn/m3, dễ dàng thu 90 triệu/ha, trừ chi phí lãi ít nhất 60-70 triệu/ha. Khi đó nhà thu ít cũng nửa tỷ, còn nhà đầu tư trồng lớn, có thể thu nhập hàng tỷ đồng từ rừng, là có thể mua được ô tô, nuôi con cái ăn học đàng hoàng.

Thế mà khi chúng tôi gặp họ, những người ôm giấc mộng kim tiền, lại bắt gặp những ánh mắt thất vọng chán chường. Anh Nguyễn Hữu Tràng, đội 1, Cty Lâm nghiệp Anh Sơn, là chủ hộ đã được Cty ký kết giao toàn quyền sử dụng đất lâu dài theo Nghị định 135/CP với diện tích 15,9ha kể từ 30/1/2008, nói:

- Khi biết thông báo đất của chúng tôi sẽ bị thu hồi hết để trồng cao su nghe mà như sét đánh ngang tai. Mới có đất trong tay, cả nhà quần quật quanh năm ngày tháng trồng mới đã được 4ha keo và bồ đề rồi. Rừng lên đẹp vô cùng không phụ công sức tiền của chúng tôi bỏ ra ngần ấy năm. Bây giờ trên lại yêu cầu thu hồi đất. Là người gắn bó công việc trồng rừng suốt mấy chục năm nay tôi không tin vùng núi cao đất vừa chua vừa dốc vừa hạn đến khô cháy này lại trồng được cao su. Bao đời nay chưa thấy ai thử nghiệm trồng được cao su ở đây. Biết hay dở thế nào đã vội thu hết đất của dân để trồng loại cây khó tính này thì quả thật không hiểu nổi mấy ông trên tỉnh quy hoạch thế nào nữa.

Phăm phăm dẫn chúng tôi leo núi xem rừng keo lai mới trồng, anh Tràng kể: Mấy hôm trước có ông Huy, PGĐ Cty CP Đầu tư Phát triển Cao su Nghệ An cùng đoàn cán bộ vào nhà tôi đo đạc kiểm đếm rừng. Tôi dẫn lên núi, nói với ông Huy: “Đấy, rừng chúng tôi đấy, các anh phá hết đi mà trồng cao su. Đất dốc trên 45 độ này xem các anh trồng nổi cao su không?”. Mình nóng lên thì nói vậy, được cái ông PGĐ cũng mềm mỏng, thừa nhận: “Rừng đẹp quá, phá đi thì không nỡ”, tôi nghe mà mát lòng mát dạ.

Khi con người ta hy vọng bao nhiêu điều ngược lại sẽ rơi vào tuyệt vọng bấy nhiêu. Ông Tân nói: Khoảng một tháng nay trên có lệnh không cho chúng tôi tác động vào rừng bất kỳ hình thức nào. Trước ngày nào tôi cũng ở trên rừng. Nay mình chỉ dám đáo qua, thấy như rừng hoang, không ai làm cỏ, tỉa thưa, rừng của mình đấy mà giờ mỗi lần nhìn đều không cầm lòng được.

Đội 1 mà chúng tôi đến là nơi nhiều rừng và có phong trào trồng rừng nhất của Cty Lâm nghiệp Anh Sơn. Từ khi công nhân, hộ nông dân được giao đất lâu dài (từ 2008) theo chủ trương của Chính phủ, mới có vài năm người dân đội này đã đầu tư trồng mới gần ngàn héc ta. Dường như những nơi nào đất rừng tốt và bằng phẳng thì họ đã cắm cây rừng lên rồi, bằng chứng chuyến thực địa này chúng tôi hiếm khi thấy đất bị bỏ hoang, thay vào đó là màu xanh rờ rỡ của rừng trồng; rừng nghèo chỉ còn trên núi cao, nơi mà dân không thể trồng được cây rừng đã chắc gì trồng nổi cao su? Khi đất hoang không còn, một cây cao su cắm xuống, trước hết một cây rừng phải nhổ lên. Cuộc đánh đổi chưa biết kết quả ra sao quả là mạo hiểm.

Một trong những người hy vọng nhất trong việc nhận đất trồng rừng là ông Trần Đức Tân, công nhân lâm trường (nay là Cty Lâm nghiệp Anh Sơn) nghỉ hưu. Nhận trồng đến 25 ha rừng, ông nói: Mình nghỉ hưu nhưng sức vẫn còn. Cố trồng thêm thêm rừng còn nuôi con theo đại học. Nhà ông hiện có 2 con học ở Học viện Tài chính ngoài Hà Nội và Đại học Công nghiệp trong TPHCM, mỗi tháng phải chu cấp mỗi đứa mấy triệu bạc, tất cả chỉ dựa vào rừng. Ý chí nuôi con ăn học có nghề nghiệp khỏi làm công nhân vất vả như bố, ông thế chấp mọi thứ có thể, vay vốn ngân hàng được gần 200 triệu đầu tư trồng rừng, đắp đập nuôi cá, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, xây nhà coi rừng, làm chuồng, tậu trâu về thả, và chỉ sau hơn 2 năm nhận đất nhà ông đã trồng mới được 15 ha keo và bồ đề, một sức khai phá đáng nể.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm