| Hotline: 0983.970.780

Nghĩa hiệp cứu ngư dân Trung Quốc

Thứ Ba 16/07/2019 , 08:35 (GMT+7)

Ở huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, những ngư dân từng ra tay cứu ngư dân Trung Quốc lại là người người từng ba chìm, bảy nổi bởi đạn cháy, rượt đuổi của tàu tuần tra hung hãn ở Hoàng Sa.

2-bui-vn-phi133815198
Thuyền trưởng Bùi Văn Phải cùng đội ngư dân đã ra tay cứu sống 32 ngư dân Trung Quốc.

Tại đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, vụ việc các ngư dân đi trên tàu cá QNg 96169 TS, do ngư dân Bùi Văn Phải làm thuyền trưởng vớt được 32 ngư dân Trung Quốc trôi dạt vào sáng sớm 11/7 tại quần đảo Hoàng Sa đã tạo ra nhiều ý kiến xoay quanh việc “dù ra Hoàng Sa bị rượt đuổi, ép chế, nhưng thấy người bị nạn thì phải ra tay”.

Câu chuyện mà ngư dân Lý Sơn nhắc lại nhiều, đó là 2 lần vớt 1 ngư dân Trung Quốc trong cơn bão số 1 năm 2008, tại khu vực đảo Đá Bắc, quần đảo Hoàng Sa. Những ngư dân trực tiếp vớt, có người bây giờ đã gác chèo, lui về đảo nghỉ ngơi và làm nghề trồng hành tỏi, nhưng ký ức về vụ việc quá hy hữu này thì không thể quên được.

Đó là vào ngày 17/4/2008, một cơn bão đột ngột chuyển hướng, khiến cho cả đoàn tàu cá của Việt Nam lẫn Trung Quốc ở Hoàng Sa không kịp trở tay. Các tàu cá của ngư dân Bình Châu và tàu cá của 3 thuyền trưởng Lê Đô, Lê Hải, Lê Khởi tập trung vào khu vực đảo Đá Bắc. Đây là hòn đảo có rạn san hô hình vòm như một sân vận động. Cửa hẹp nên các dân phải tranh thủ chạy vào lòng đảo trước khi gió lớn. Những con tàu này đã nhiều năm bám đảo Hoàng Sa và các thuyền trưởng ngày nào cũng chạm mặt, bị tàu tuần tra Trung Quốc rượt đuổi, hăm dọa.

Khi các ngư dân đã neo được tàu thì giông tố ập tới. Ngư dân bên tàu Việt Nam suýt xoa, thương xót vì tàu cá Trung Quốc to lớn thì càng phải chịu trận và vật vã trong sóng gió. Ngư dân Lê Hải kể lại, lúc đó thấy người trôi ngay trước mắt mà không làm gì được, bởi vì nhấc neo thép lên thì tàu sẽ trôi ra khỏi đảo cái vù như chiếc lá và không thể sống sót.

Các ngư dân Việt Nam neo bằng neo thép xuống đáy biển nên trụ được. Còn tàu cá Trung Quốc neo theo phương pháp truyền thống nên bị bão nhấn chìm. Ngư dân Lê Đô nhìn sang phía tàu Trung Quốc và nói rằng đã rơi nước mắt khi thấy tay họ đưa lên kêu cứu rồi chìm. Ngư dân tổ chức bò ra boong tung dây, cứu được chàng ngư dân trẻ tên là Ngô Thủ Lý, quê ở xã Phước Điền, đảo Hải Nam.

Các ngư dân trên tàu và anh Lý cứ ngỡ rằng đã thoát khỏi tay thần chết. Nhưng do bão quá mạnh đã khiến tàu phá nước và chìm. Các ngư dân Việt Nam đã dìu ngư dân Ngô Thủ Lý bám vào một sợi dây được thắt can nhựa, sau đó được tàu cá của ngư dân Lê Hải tiếp tục vớt lên. Khi lên tàu và được cứu sống lần 2, ngư dân Trung Quốc quá sợ hãi nên cứng cả miệng. Các ngư dân tiếp tục cho tàu neo trong vùng nước cạn ở đảo Đá Bắc, sau đó rời đảo trở về Lý Sơn.

1-cuu-ngu-dn-ngo-thu-ly13381528
Ngư dân Ngô Thủ Lý (quê ở Hải Nam, Trung Quốc) từng được cứu sống và đưa về đảo Lý Sơn.

Con tàu sống sót trở về và được chính quyền, người dân đảo ra chào đón. Mọi người nhìn mặt ngư dân Trung Quốc đang phờ phạc và san sẻ với ngư dân này bộ quần áo, chai nước. Bà con ngư dân suýt xoa rằng, sóng đánh mạnh đến mức mài mòn cả sơn trên thân tàu thì sống sót trở về tới đảo là quá may mắn. Sau khi đưa anh Ngô Thủ Lý vào đảo, đại diện chính quyền địa phương đã tặng quà, quân y bộ đội biên phòng khám sức khỏe và tiêm thuốc trợ sức.

Nhiều người vẫn nhớ cái tên Bùi Văn Phải, thuyền trưởng QNg 96169 TS từng dậy sóng dư luận cách đây 6 năm qua sự việc tàu cá Việt bị bắn.

Báo cáo số 02 (11/7/2019) của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi cho biết, tàu QNg 96169 TS đã bàn giao 32 ngư dân Trung Quốc cho một tàu vận tải của nước này vào chiều cùng ngày.

Năm đó, thuyền trưởng Bùi Văn Phải 25 tuổi và cầm lái con tàu QNg 96382 TS. Khi ra Hoàng Sa đánh bắt, con tàu này đã bị tàu tuần tra Trung Quốc rượt đuổi, bắn đạn cháy. Lửa trùm lên ca bin tàu trong khi anh Phải đang cầm lái.

Các ngư dân đã hò hét múc nước cứu hỏa để dập tắt đám cháy trên nóc con tàu. Những bình gas đã may mắn không phát nổ trong ngọn lửa dữ. Con tàu trở về Lý Sơn và hình ảnh đó làm đau lòng bạn đọc.

Các ngư dân đã dũng cảm xông vào đám cháy để cứu lá cờ Tổ quốc trước ngọn lửa hung tàn. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho thuyền trưởng trẻ Bùi Văn Phải.

Sáu năm sau sự kiện đau lòng đó, chàng thuyền trưởng trẻ nhận chiếc tàu QNg 96169 TS của Nghiệp đoàn nghề cá Lý Sơn để đi đánh bắt. Lúc 6 giờ sáng ngày 11-7, các ngư dân và đã làm một việc ân nghĩa, đó là vớt 32 ngư dân Trung Quốc trôi dạt ở quần đảo Trường Sa, tọa độ 12 độ 24 phút N - 113 độ 58 phút E, về phía bắc đảo Song Tử Tây 70 hải lý.

Ngư dân trên tàu đã nỗ lực chăm sóc sức khỏe cho bạn và đối xử thân tình bằng tấm lòng nhân hậu của người Việt Nam, sau đó bàn giao ngư dân Trung Quốc cho một chiếc tàu vận tải của Trung Quốc vào chiều cùng ngày.

Hai ngày qua, ông Nguyễn Đoàn, người phụ trách đài canh của Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải huyện đảo Lý Sơn vẫn không rời đài canh. Ông thường xuyên lên máy, mở tần số 7900 để kết nối với thuyền trưởng Bùi Văn Phải, hỏi thăm tình hình việc vớt các ngư dân Trung Quốc, sức khỏe của số ngư dân trên như thế nào. Ông Đoàn và ngư dân ở đảo Lý Sơn vui mừng vì thuyền trưởng Bùi Văn Phải làm việc nghĩa.

Những người dân Lý Sơn nghe nói vớt được người bị nạn thì lên Icom chia sẻ “cho ăn cháo, húp nước, từ từ cho ăn cơm”. Theo kinh nghiệm đi biển lâu năm của ngư dân, nếu vớt người trôi dạt thì phải giữ không cho ăn thức ăn cứng, cho húp nước cháo loãng từ từ, sau đó thì mới cho ăn uống trở lại bình thường. Nếu người trôi dạt quá đói và cho ăn ngay thì thậm chí sẽ bị đột tử.

  • Làng Nủ trước ngày khánh thành
    Phóng sự 14/12/2024 - 21:19

    40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.