| Hotline: 0983.970.780

Nghiên cứu các mô hình giết mổ tập trung sát với thực tiễn địa phương

Thứ Hai 29/07/2024 , 20:45 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT giao Cục Thú y, các đơn vị thuộc Cục tham mưu ban hành hướng dẫn, tiêu chuẩn cơ sở, yêu cầu kỹ thuật để kiểm soát các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ...

Để đạt được các chỉ tiêu kinh tế do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao trong năm 2024, Bộ NN-PTNT yêu cầu Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục cần quyết tâm, quyết liệt, tập trung cao độ trong chỉ đạo, điều hành, phân công và giao trách nhiệm cụ thể để triển khai kịp thời, có hiệu quả các kế hoạch cụ thể của từng lĩnh vực phụ trách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác thú y nhằm góp phần tăng trưởng, phát triển kinh tế cả nước.

Cụ thể, với công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, cần tập trung kiểm tra, rà soát, xây dựng các yêu cầu vệ sinh thú y, dịch bệnh, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, trình tự thủ tục đối với việc xem xét đánh giá cho nhập khẩu sản phẩm động vật từ các nước vào Việt Nam.

Bộ NN-PTNT giao Cục Thú y, các đơn vị thuộc Cục nghiên cứu, đề xuất các mô hình giết mổ tập trung phù hợp với từng loài động vật, từng quy mô và sát với thực tiễn của các địa phương. Ảnh: Hồng Thắm.

Bộ NN-PTNT giao Cục Thú y, các đơn vị thuộc Cục nghiên cứu, đề xuất các mô hình giết mổ tập trung phù hợp với từng loài động vật, từng quy mô và sát với thực tiễn của các địa phương. Ảnh: Hồng Thắm.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương xác định nguồn gốc động vật trong thực hiện kiểm dịch vận chuyển, thực hiện nghiêm việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định của pháp luật về thú y.

Tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm dịch động vật, sản động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT ngày 1/4/2024 của Bộ và các văn bản liên quan.

Hướng dẫn, yêu cầu các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng các hệ thống trực tuyến trong việc tiếp nhận, xử lý và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật

Hoàn thiện hệ thống trực tuyến và yêu cầu các đơn vị sử dụng để báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác số liệu kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.

Đặc biệt đối với công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, cần hoàn thiện việc xây dựng và trình ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung các thông tư về kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng theo quy định.

Thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra các cơ sở giết mổ tại các địa phương để nắm rõ thực trạng và kịp thời tham mưu cho Bộ có văn bản chỉ đạo từng địa phương để triển khai quyết liệt công tác kiểm soát giết mổ, tăng số cơ sở giết mổ tập trung, giảm số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, có kiểm soát của thú y, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, nhất là các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán.

Nghiên cứu, đề xuất các mô hình giết mổ tập trung phù hợp với từng loài động vật, từng quy mô và sát với thực tiễn của các địa phương. Đồng thời, tham mưu ban hành hướng dẫn, tiêu chuẩn cơ sở, yêu cầu kỹ thuật để kiểm soát các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, có kiểm soát thú y.

Hoàn thiện, trình Bộ ban hành Kế hoạch quốc gia giám sát an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật, giai đoạn 2024 - 2030 trong quý III/2024, đồng thời tiếp tục tổ chức giám sát vệ sinh thú y đối với các sản phẩm gia súc, gia cầm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Hoàn thiện và chính thức đưa vào sử dụng hệ thống trực tuyến báo cáo số liệu kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm cho các tỉnh, thành phố.

Ngoài ra, Bộ NN-PTNT cũng yêu cầu Cục Thú y, các đơn vị thuộc cần nâng cao công tác quản lý thuốc thú y.

Hoàn thiện dự thảo, trình Bộ ban hành Thông tư ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng tại Việt Nam trong quý III/2024.

Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, cung ứng các loại thuốc, vacxin thú y. Ảnh: Hồng Thắm.

Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, cung ứng các loại thuốc, vacxin thú y. Ảnh: Hồng Thắm.

Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra hoạt động thú y tại các địa phương; tập trung ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán thuốc, sử dụng thuốc, vacxin thú y nhập lậu, không rõ nguồn gốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc cấm sử dụng, thuốc chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, cung ứng các loại thuốc, vacxin thú y, hóa chất cần thiết cho công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y, bảo đảm thời gian phù hợp với thời gian thông quan theo quy định của pháp luật về hải quan.

Tham mưu, đề xuất làm việc với cơ quan hải quan để thống nhất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhất là về thời gian kiểm nghiệm, khảo nghiệm, thông quan hàng hóa thuốc thú y…

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.