| Hotline: 0983.970.780

Ngô biến đổi gen chậm tăng diện tích

Thứ Tư 28/09/2016 , 09:10 (GMT+7)

Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, đến thời điểm này, đã có 16 giống ngô GMO được Bộ NN-PTNT công nhận. Tuy nhiên, lượng hạt giống ngô GMO được đưa ra thị trường lại đang khá khiêm tốn.

Tốc độ phát triển ngô biến đổi gen (ngô GMO) ở Việt Nam hiện đang khá hạn chế. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “20 năm thương mại hóa cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới và thực trạng phát triển tại Việt Nam”, do Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM tổ chức ngày 27/9.

Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, đến thời điểm này, đã có 16 giống ngô GMO được Bộ NN-PTNT công nhận, gồm: NK66Bt, NK66Bt/GT, NK66GT, K4300Bt/GT, NK67Bt/GT, NK7328Bt/GT, C919S, C919R, DK9955S, DK9955R, DK6818S, DK6818R, DK6919S, DK6919R và DK886.

Ông Trần Xuân Định: Các nhà cung ứng giống ngô GMO chỉ nên mở rộng diện tích gieo trồng ở những vùng trồng ngô trọng điểm, chịu áp lực cao về sâu đục thân, đục bắp, đục cờ và cỏ dại, nông dân có tập quán sử dụng thuốc trừ cỏ phun cho ngô ở giai đoạn 3-4 lá.
Những vùng trồng ngô không chịu áp lực cao về sâu đục thân, đục bắp, đục cờ và cỏ dại, nông dân không có tập quán sử dụng thuốc trừ cỏ phun cho ngô ở giai đoạn 3-4 lá, không khuyến cáo nông dân gieo trồng giống GMO mà sử dụng giống truyền thống để giảm chi phí, mà vẫn đảm bảo năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Nếu so vối tổng số giống ngô hiện đang có mặt trong cơ cấu sản xuất là khoảng trên dưới 50 giống, thì tỷ lệ số giống ngô GMO là không nhỏ, khi mà ngô GMO mới được cho phép sản xuất đại trà từ hơn 1 năm nay.

Tuy nhiên, lượng hạt giống ngô GMO được đưa ra thị trường lại đang khá khiêm tốn.

Đến cuối tháng 8/2016, các công ty đã NK về Việt Nam khoảng 1.000 tấn hạt giống ngô GMO.

3 đơn vị NK chủ yếu là Cty TNHH Syngenta Việt Nam, Cty TNHH Dekalb Việt Nam và Cty TNHH Hạt giống C.P Việt Nam.

Trong đó, mới có khoảng 200 tấn hạt giống ngô GMO được đưa ra thị trường, tương ứng với diện tích khoảng 100.000 ha.

Có thể nói, tốc độ phát triển ngô GMO ra ngoài sản xuất đang rất hạn chế. Nguyên nhân trước hết là giá giống ngô GMO chưa hợp lý, nông dân chưa quen với việc sử dụng giống ngô GMO với giá cao hơn hẳn so với giá giống ngô lai F1.

Giá ngô hạt thương phẩm đang ở mức quá thấp (vào thời điểm này, giá ngô NK từ Mỹ về tới cảng Cát Lái chỉ khoảng 4.900 đ/kg) cũng là cản trở lớn đối với việc mở rộng diện tích ngô GMO.

Ngoài ra, trong thời gian qua, các đơn vị cung ứng chưa đánh giá hết thực trạng ngô và ngô GMO ở Việt Nam.

Để thúc đẩy việc mở rộng diện tích sản xuất ngô GMO, các nhà cung ứng đã xem xét, điều chỉnh giảm giá bán hạt giống.

18-43-41_ngo-gmo-chm-tng-dien-tich-nh-2
Thu hoạch ngô ở Đồng Nai

 

Bên cạnh đó, các đơn vị này cần có một nghiên cứu khả thi nhằm đánh giá hết được vùng sinh thái nào chịu áp lực về sâu đục thân, áp lực về thuốc trừ cỏ…, để việc tuyên truyền khuyến cáo nông dân sử dụng giống GMO kháng sâu đục thân, đục bắp, kháng thuốc trừ cỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người sản xuất.

10 sự kiện hàng đầu về cây trồng CNSH từ 1996-2015

1. Diện tích gieo trồng cây CNSH đạt 2 tỷ ha.

2. Sự chấp nhận thành công cây trồng CNSH trong 20 năm đầu: diện tích cây trồng CNSH trên toàn cầu tăng hơn 100 lần từ năm 1996 đến 2015.

3. Trong 14 năm liên tục, các nước đang phát triển trồng càng nhiều cây trồng CNSH: trong năm 2015, nông dân các nước đang phát triển trồng cây CNSH trên diện tích 97,1 triệu ha, chiếm 54% diện tích cây CNSH toàn cầu.

4. Các sự kiện gen chồng (2 gen trở lên) chiếm 33% diện tích cây trồng CNSH toàn cầu.

5. Điểm nổi bật từ các nước đang phát triển với cây trồng CNSH năm 2015: Khu vực Mỹ Latinh có tỷ lệ canh tác cây trồng CNSH cao nhất; 3 nước ở châu Phi (Nam Phi, Burkina Faso và Sudan) cho trồng cây chuyển gen…

6. Những sự kiện mới về cây trồng CNSH ở Mỹ: Năm 2015, Mỹ đã chứng nhận và và thương mại hóa giống cây trồng chuyển gen mới như giống khoai tây Innate, giống táo Artic, thương mại hóa giống cải dầu SU và lần đầu tiên chứng nhận cá hồi chuyển gen.

7. Giống ngô chuyển gen chịu hạn DroughtGard được trồng trên diện tích 810.000 ha ở Mỹ trong năm 2015

8. Năm nước đầu tiên thuộc Cộng đồng Châu Âu (EU) trồng ngô chuyển gen trong năm 2015, gồm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, CH Sec, Slovakia và Romania.

9. Cây trồng CNSH đã góp phần an ninh lương thực, ổn định và giảm tác động BĐKH: Chỉ tính riêng trong năm 2014, việc giảm lượng thuốc trừ sâu nhờ gia tăng diện tích cây trồng chuyển gen trên toàn cầu, đã làm giảm 217 tỷ kg khí CO2.

10. Ba lĩnh vực cây trồng CNSH có thể góp phần đảm bảo an ninh lương thực, giảm đói nghèo: Tỷ lệ chấp nhận cao của thị trường; hơn 85 sản phẩm mới đang trong quá trình khảo nghiệm đồng ruộng để chấp nhận, trong đó có giống ngô chịu hạn cho châu Phi, giống gạo vàng cho châu Á; cây trồng chỉnh sửa gen có thể là bước phát triển khoa học quan trọng, tạo ra lợi thế rõ rệt so với cây trồng truyền thống và cả cây chuyển gen.

(Nguồn: Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM)

 

- Qua 20 năm cây trồng công nghệ sinh học (CNSH) được thương mại hóa (1996-2015), đến nay trên thế giới đã có 2 tỷ ha gieo trồng, tương đương gấp 2 lần diện tích đất của Trung Quốc (956 triệu ha) hay Mỹ (937 triệu ha). Đậu nành chiếm diện tích lớn nhất với 1 tỷ ha gieo trồng, tiếp đó là ngô 600 triệu ha, bông 300 triệu ha, cây cải dầu 100 triệu ha.

- Nông dân canh tác cây trồng CNSH trên thế giới đã đạt lợi nhuận 150 tỷ USD trong giai đoạn 1996-2015.

- Đến 2015, đã có 29 loại cây trồng CNSH được canh tác trên thế giới, gồm: Cỏ Alfata, táo, cải dầu Argentina, đậu, hoa cẩm chướng, rau diếp xoăn, bông, cỏ (dạng leo), cà tím, bạch đàn, cây gai, ngô, dưa, đu đủ, hoa dạ yên thảo, mận, cải dầu, cây bạch dương, khoai tây, lúa, hoa hồng, đậu nành, bí đao, củ cải đường, mía, ớt ngọt, thuốc lá, cà chua và lúa mì.

- Năm 2015 đã có 179,7 triệu ha canh tác cây trồng CNSH trên toàn cầu. Trong đó, diện tích lớn nhất là ở Mỹ (70,9 triệu ha), Brazil (44,2 triệu ha), Argentina (24,5 triệu ha), Ấn Độ (11,6 triệu ha), Canada (11 triệu ha)…

(Nguồn: Trung tâm Công nghệ Sinh học TP HCM)

 

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Trồng sầu riêng nghịch vụ, kiếm tiền tỷ mỗi năm

CẦN THƠ Một kỹ sư nông nghiệp có bí quyết xử lý sầu riêng nghịch vụ, tận dụng khoảng trống thị trường để bán được giá cao, mang về doanh thu tiền tỷ mỗi năm.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm