| Hotline: 0983.970.780

Ngổn ngang đê điều Hà Nội

Thứ Năm 27/12/2018 , 14:30 (GMT+7)

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Hà Nội, tình hình vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố diễn biến phức tạp, các vụ việc vi phạm nghiêm trọng đang gây ra nhiều bức xúc trong dư luận.

Mặc dù liên ngành đã cùng vào cuộc và kiên quyết đấu tranh xử lý, nhưng, kết quả đạt được chưa được như mong đợi.
 

Điểm mặt các huyện để phát sinh nhiều vi phạm

Hàng tháng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão đều tổng hợp, báo cáo tình hình vi phạm pháp luật về đê điều gửi đến UBND các huyện, thị xã đề nghị xử lý theo thẩm quyền, tuy nhiên vụ vi phạm xử lý là rất ít.

05-16-00_viphm-1
Trạm trộn bê tông trái phép xây dựng ngay bờ hữu Hồng qua địa phận xã Văn Nhân (Phú Xuyên)

Ví dụ, số vụ vi phạm phát sinh 8 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn thành phố là 143 vụ. Trong đó, nhiều nhất là huyện Gia Lâm (27 vụ), Thường Tín (24 vụ), Ba Vì (15 vụ), Sóc Sơn và Ứng Hoà (mỗi huyện 13 vụ phát sinh).

Những sai phạm phổ biến được lập biên bản là xây dựng nhà bê tông, công trình kiên cố, xây nhà cấp, móng, công trình phụ, xây nhà chắn, lều lán quán, lán tạm; chứa vật tư, chất tải lên phạm vi bảo vệ đê; đào xẻ, xây dốc, phá chạch, đắp và tôn cao đê, đường.

Trong 8 tháng đầu năm 2018, số vụ vi phạm tăng so với năm 2017 là 12 vụ. Tuy nhiên, số vụ đã được xử lý chỉ 33 vụ (trong tổng số 143 vụ). Nhiều địa phương có nhiều vi phạm nhưng tỷ lệ xử lý đạt thấp, thậm chí chưa xử lý được vụ việc nào. Điển hình nhất là huyện Ba Vì 2/15 vụ, Ứng Hòa 1/13 vụ; Quốc Oai 0/10 vụ, Sóc Sơn 0/13 vụ, Thanh Oai 0/10 vụ, phú xuyên 0/6 vụ.
 

Hàng loạt quyết định xử phạt được ban hành

Tại quận Tây Hồ, UBND quận đã chỉ đạo các UBND phường cùng đơn vị chức năng tổ chức xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và đề xuất thành phố xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 trường hợp vượt thẩm quyền quận.

Trước vi phạm của Công ty cổ phần Kiến trúc xây dựng Thủ đô lấn chiếm sử dụng diện tích 600m2 (thuộc đất chưa sử dụng do UBND phường Phú Thượng quản lý), để tập kết 1.200m2 cát vàng, sỏi, UBND thành phố đã có quyết định số 1462 ngày 26/3/2018 phạt số tiền 110 triệu đồng và buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm trên.

Đối với trạm trộn bê tông của Công ty Sông Đà – Việt Đức, Phòng Tài nguyên - Môi trường và các đơn vị liên quan đã hướng dẫn UBND phường Phú Thượng thiết lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và tham mưu UBND quận tờ trình gửi UBND thành phố đề nghị xử phạt vi phạm hành chính. Cũng trong ngày 26/3/2018, UBND TP đã ban hành quyết định số 1461 xử phạt doanh nghiệp này 110 triệu đồng, và yêu cầu tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng đối với hành vi vi phạm.

Trường hợp vi phạm của Công ty Kiến trúc xây dựng Thủ đô lấn chiếm sử dụng diện tích 450m2, thuộc đất chưa sử dụng do UBND phường Nhật Tân quản lý, để tập kết 1.800m3 cát vàng, sỏi, UBND thành phố đã có quyết định xử phạt 110 triệu đồng và buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm trên. Đồng thời, UBND phường Nhật Tân đã lập barie ở cuối ngõ 464 Âu Cơ, đoạn cách đê bối 200m về phía sông gắn với camera quan sát tại khu vực này ngăn không cho các phương tiện di chuyển ra khu vực bãi sông đổ trộm phế thải.
 

Lập chốt, dựng barie ngăn phế thải, vật liệu xây dựng tập kết

Thời gian qua, khi tình trạng đổ phế thải với khối lượng khoảng 60m3 đã xảy ra tại K62+500 đê hữu sông Hồng, khu vực bãi sông cuối ngõ 310 Nghi Tàm thuộc địa bàn phường Tứ Liên, UBND phường đã tổ chức xử lý.

Còn trên địa bàn quận Long Biên, đối với tình trạng đổ trộm phế thải ra bờ sông Hồng, UBND quận đã chỉ đạo UBND các phường có đê tăng cường tổ chức kiểm tra, xử lý dứt điểm việc đổ chất thải ra bờ, bãi sông Hồng, sông Đuống. Phối hợp với công an quận lập chốt tại các cửa khẩu để kiểm soát và ngăn chặn việc vận chuyển đổ trộm. Đối với các bãi tập kết kinh donah vật liệu xây dựng, đã lập biên bản kiểm tra đối với 11 chủ bến bãi và xử phạt với tổng số tiền 78 triệu đồng.

Đối với 32 trường hợp để vật liệu xây dựng ở bãi sông (trong đó có 7 trường hợp sai phép và 22 trường hợp không phép), UBND quận Bắc Từ Liêm đã thành lập đoàn kiểm tra. Tại thời điểm kiểm tra, các bến bãi không có hoạt động kinh doanh, trung chuyển vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, UBND các phường vẫn lập chốt chặn barie tại các cửa khẩu, đồng thời cử lượng lượng ứng trực để kiểm soát đối với các xe ra vào khu vực bãi sông, không cho các đơn vị hoạt động kinh doanh trung chuyển vật liệu xây dựng trong mùa mưa bão.

05-16-00_viphm-2
Ảnh: Trung Hà

Còn vi phạm tập kết vật liệu xây dựng của Cty CP Kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Nội, chính quyền đã tháo dỡ công trình vi phạm, máy xúc, máy cẩu đã được ra khỏi khu vực kinh doanh, tuy nhiên khối lượng sỏi còn tồn tại khoảng 20.000m3. UBND phường Thượng Cát đã tiến hành lập hàng rào, giữ nguyên hiện trạng, lắp barie không cho tập kết di chuyển vật liệu ra bên ngoài.

Vi phạm tại K52+10 đê hữu Hồng, Công ty CP Thương mại Nam Thăng Long xây nhà xưởng và nhà để xe khung thép tại hai vị trí trên đê bối và ngoài đê bối với tổng diện tích 600m2. Ngày 14/8, UBND phường Liên Mạc đã phối hợp với các phòng ban ngành quận, Hạt Quản lý đê số 1 tiến hành cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Tại huyện Thường Tín, đối với 17 trường hợp để vật liệu xây dựng ở bãi sông, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, UBND các xã ven sông Hồng tiến hành kiểm tra lập biên bản xử lý đối với các trường hợp vi phạm; yêu cầu các chủ bến bãi phải di chuyển các loại vật liêu, phương tiện, máy móc chất thải trái phép ra khỏi hành lang thoát lũ. Đã ban hành 4 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, môi trường, với tổng số tiền là 22 triệu đồng. Quá trình triển khai, xử lý đã có 4 bãi dừng hoạt động, 5 bãi đã giải tỏa cơ bản xong vật liệu chất tải trên bãi (khối lượng giải tỏa khoảng 80%), khối lượng vật liệu xây dựng đã giải tỏa ước đạt 70.000m3. Đối với 8 bãi còn lại, UBND huyện tiếp tục đôn đốc, yêu cầu các tổ chức, cá nhân vi phạm giải tỏa.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Bình luận mới nhất