| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân làm giàu từ nuôi ngao biển

Thứ Bảy 09/11/2019 , 10:36 (GMT+7)

Nghề nuôi ngao biển ở Hải Phòng bắt đầu phổ biến từ năm 2011. Ngao được nuôi tập trung tại các cồn các ven biển các quận, huyện: Kiến Thụy, Tiên Lãng, Đồ Sơn…

Hầu hết các hộ nuôi thả ngao tại các cồn cát vùng biển Hải Phòng đều tự phát, có hộ dân tự ý cắm cọc nhận phần diện tích ở các bãi cát bồi trên biển để nuôi thả ngao. Trong quá trình nuôi ngao trên bãi, các ngư dân thường không có vật chuẩn để xác định ranh giới.

Trung bình mỗi 1 ha sẽ thu hoạch được 40-50 tấn, giá thị trường giao động từ 10-12.000đ/1kg. Ngao được xuất bán cho các nhà máy chế biến trong nước, trong đó chủ yếu về Thanh Hóa, sau đó cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhiều người giàu có lên nhờ nuôi ngao.

Những cồn cát rộng hàng nghìn ha khu vực cửa sông Văn Úc, Kiến Thụy (Hải Phòng) cách đất liền từ 3-4 km, vừa là gồ chắn sóng bảo vệ đê điều, vừa là bãi nuôi ngao của hơn 40 hộ dân các xã Đại Hợp, Đoàn Xá… Thường có 1 hộ đứng ra sau đó có từ 7-10 người cùng làm chung
Kiến Thụy là huyện duy nhất của thành phố Hải Phòng có quy hoạch chi tiết nuôi ngao khu vực sông Văn Úc. Tuy nhiên, theo người dân, quy hoạch của huyện có diện tích quá ít so với thực tế, lại nằm ở khu vực không thể nuôi ngao
Ngao giống được người dân Hải Phòng sang tận Thái Bình hoặc Nam Định để mua. Trung bình mỗi ha sẽ chi phí hết khoảng 1 trăm triệu đồng tiền con giống. Có  nhóm nuôi bỏ ra đến vài chục tỷ tiền ngao giống
Trước khi thả ngao giống, ngư dân phải xới mặt bãi sâu khoảng 5-10cm trong lúc thủy triều xuống, san phẳng mặt bãi để ngao giống dễ dàng chui xuống, tránh bị nước triều cuốn đi
Ngao giống kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng, rõ nguồn gốc xuất xứ, không bị nhiễm bệnh, có mùi tanh tự nhiên
Ngao được thu hoạch vào thời điểm thủy triều rút, khi mực nước chỉ còn trên dưới 1m. Khi thủy triều cạn dưới 30cm cũng là lúc hoạt động thu hoạch ngao phải nghỉ
Chị Nguyễn Thị Yến vui vẻ trong mùa ngao bội thu. Gia đình chị nuôi hơn 20 ha ngao, mỗi lần thu hoạch ngao cho lãi gần 1 tỷ đồng
Nghề cào ngao rất vất vả, thường đi từ 7-8h sáng và khi khoang tàu đã đầy ngao, đồng hồ đã chỉ sang ngày hôm sau thì cũng là lúc người dân trở về nhà. Trung bình mỗi buổi cào ngao, người dân được trả từ 3,5-5 trăm nghìn đồng
Nuôi ngao phổ biến ở Hải Phòng từ năm 2011, xuất phát từ việc đánh bắt cá của ngư dân ngày càng khó khăn. Có hàng nghìn hộ dân ven biển Hải Phòng nuôi ngao xuất khẩu đi Trung Quốc, trong đó nhiều hộ khá giả nhờ nghề này.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm