| Hotline: 0983.970.780

Người dân nông thôn mất tiền oan vì chiêu trò ‘mua hàng hoàn tiền’

Thứ Sáu 25/03/2022 , 10:57 (GMT+7)

Người dân vùng nông thôn tỉnh Ninh Thuận vì tin tưởng chiêu trò ‘bán hàng hoàn tiền” đã mất tiền oan khi mua sản phẩm với giá cao gấp 2-3 lần so với thị trường.

Những ngày tháng 3 này, vùng quê ở xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) bỗng trở nên xáo trộn khi xuất hiện những người xưng là nhân viên của Công ty Cổ phần Thương mại Goddab Việt Nam, có trụ sở Khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông (TP Hà Nội) đến thông báo bán hàng hoàn tiền trở lại 100%.

Dịch vụ tiệc cưới Hàng Me nơi mà Công ty Cổ phần Thương mại Goddab Việt Nam thuê tổ chức bán hàng cho người dân Thanh Hải. 

Dịch vụ tiệc cưới Hàng Me nơi mà Công ty Cổ phần Thương mại Goddab Việt Nam thuê tổ chức bán hàng cho người dân Thanh Hải. 

Theo đó, vụ việc xảy ra vào sáng 11/3, người đại diện Công ty Cổ phần Thương mại Goddab Việt Nam có đến UBND xã trao đổi và xin địa điểm để giới thiệu, bán đồ dùng điện tử cho bà con nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên lãnh đạo UBND xã không đồng tình và không ký bất cứ giấy tờ gì để cho Công ty này giới thiệu sản phẩm cũng như buôn bán bất cứ sản phẩm nào.

Thế nhưng vào sáng 14/3, Công ty Cổ phần Thương mại Goddab Việt Nam vẫn tổ chức hội nghị khách hàng tại nhà hàng tiệc cưới Hàng Me, thôn Mỹ Phong, xã Thanh Hải. Thấy vậy, UBND xã đã chỉ đạo Công an xã và các Ban quản lý thôn theo dõi tình hình.

Vào buổi sáng từ 7 giờ đến 10 giờ ngày 14/3, Công ty có thông báo là bán hàng hoàn tiền 100% chủ yếu là các mặt hàng sản phẩm có giá trị thấp như: bột canh, bột giặt, hạt nêm, nước rửa chén...

Sau đó như đúng thông báo, Công ty đã hoàn trả tiền cho người dân 100%.

Người dân cho rằng, cứ ngỡ mua sản phẩm hoàn lại tiền nên mới đến tham gia mua hàng. Ảnh: VĐ.

Người dân cho rằng, cứ ngỡ mua sản phẩm hoàn lại tiền nên mới đến tham gia mua hàng. Ảnh: VĐ.

Thế nhưng đến 12 giờ cùng ngày, Công ty tiếp tục bán hàng nhưng không thông báo hoàn tiền như buổi sáng và tiến hành bán các mặt hàng sản phẩm có giá trị cao như: nồi áo suất; bếp hồng ngoại; nồi cơm điện, chảo chống dính...

Chị Đào Thị A, một người tham gia mua sản phẩm cho biết, lúc đầu họ bán các sản phẩm trên vẫn hoàn tiền cho người dân. Thấy vậy nhiều người đều mua, nhưng khi mọi người mua nhiều thì không thấy họ hoàn tiền trở lại.

“Người dân cứ ngỡ sẽ được trả lại tiền nên đã mua mỗi người từ 1 đến vài mặt hàng sản phẩm. Như gia đình tôi mua 3 sản phẩm: nồi áo suất; bếp hồng ngoại; nồi cơm điện với chi phí hơn 7,1 triệu đồng, nhưng chẳng có giấy tờ bảo hành gì cả. Giá trị các sản phẩm tôi nghĩ chỉ bằng nửa so với giá thị trường”, chị A bộc bạch và cho biết thêm, do người dân mải mê mua hàng nên nhân viên của Công ty lên xe lúc nào cũng không hay biết.

Đến khoảng 13 giờ 15 phút cùng ngày, người dân mới phát hiện là người của Công ty đã lên xe về hết và không thấy hoàn tiền trở lại. Người dẫn mua hàng cho rằng mình đã bị lừa nên đã đến UBND xã Thanh Hải để trình báo sự việc.

Chính quyền khuyến cáo nhân dân nâng cao tinh thần, cảnh giác. Ảnh: VĐ.

Chính quyền khuyến cáo nhân dân nâng cao tinh thần, cảnh giác. Ảnh: VĐ.

Theo Đảng ủy xã Thanh Hải, qua nắm tình hình có hơn 50 người tham gia hội nghị giới thiệu sản phẩm nhưng chia làm nhiều lượt ra vào không cố định. Trong đó có 17 người đến UBND xã phản ánh đều nhận được các mặt hàng sản phẩm mình đã mua, nhưng giá cao hơn 2-3 lần so với thị trường. Tổng số tiền của 17 người đã mua sản phẩm hơn 84 triệu đồng và không được hoàn trả tiền lại.

Sau khi tiếp nhận đơn của người dân, Đảng ủy xã đã chỉ đạo UBND, Công an xã, các ban, ngành, đoàn thể nắm tình hình và vận động, tuyên truyền người dân ổn định tình hình và tiếp tục xác minh vụ việc. Cùng với đó đã đề nghị Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo Công an huyện phối hợp với cấp ủy, UBND xã Thanh Hải tiếp tục xác minh làm rõ vụ việc.

Liên quan vụ việc này, ông Nguyễn Khắc Đông, Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Hải đã ký văn bản báo cáo lên UBND tỉnh Ninh Thuận, Thường trực Huyện ủy để biết theo dõi, chỉ đạo.

Về phía UBND huyện Ninh Hải đã chỉ đạo Công an huyện phối hợp cùng địa phương làm việc với từng người dân đã mua hàng của Công ty Cổ phần Goddad Việt Nam để xác định từng món hàng mà người dân đã mua, nguồn gốc, xuất xứ của từng món hàng. Đồng thời phối hợp với Công an địa phương nơi Công ty Cổ phần Thương mại Goddad Việt Nam đăng ký kinh doanh để xác minh về tư cách pháp nhân và từng lĩnh vực đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp này; xác minh, điều tra làm rõ vụ việc trên và tiến hành xử lý vi phạm Công ty Cổ phần Goddad Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó huyện còn chỉ đạo Công an huyện, UBND, Trưởng Công an các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, thông qua hệ thống truyền thanh, các trang mạng xã hội và thông qua hệ thống chính trị tại địa phương, tiến hành tuyên truyền đến nhân dân trên địa bàn để nâng cao tinh thần, cảnh giác; đồng thời đề nghị UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực kinh doanh, thương mại tại địa phương. Đối với các trường hợp tương tự, UBND các xã, thị trấn khẩn trương báo cáo, trao đổi với Công an huyện, các Phòng chuyên môn của UBND huyện để có biện pháp giải quyết ngay từ đầu, tránh gây phức tạp đến tình hình an ninh trật tự tại địa phường.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.