| Hotline: 0983.970.780

Người dẫn tri thức về núi

Thứ Năm 21/04/2011 , 10:19 (GMT+7)

Bà Lưu Thị Nguyệt Minh, ở phường Đồng Tâm, TP Yên Bái đã dành nửa đời mình đi sưu tầm và mở thư viện đọc miễn phí cho bà con.

Được sở hữu trọn bộ những cuốn truyện tranh nổi tiếng, hay các đầu sách về y học, giống cây trồng với người ở miền xuôi là chuyện rất bình thường, nhưng với đồng bào vùng cao lại là cả một niềm mơ ước. Thấu hiểu được khao khát đó, bà Lưu Thị Nguyệt Minh, ở phường Đồng Tâm, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái đã dành nửa đời mình đi sưu tầm và mở thư viện đọc miễn phí với một tâm nguyện thật thanh cao.

Trẻ em miền núi thiệt thòi lắm!

Vừa bước vào căn nhà khang trang của bà Minh, điều khiến chúng tôi ấn tượng nhất không phải là sự hoành tráng của ngôi nhà mà là kho tri thức đồ sộ. 6 kệ sách với hàng nghìn cuốn được sắp sếp quy củ. Phần diện tích lớn nhất giữa gian nhà, bà Minh cho sắp xếp hai hàng ghế để các cháu thiếu nhi và bà con đến đọc sách miễn phí.

Bà Minh sinh ra tại vùng quê nghèo thuộc xã Văn Lý (Lý Nhân, Hà Nam). Bố mất sớm, mẹ đi thêm bước nữa, tuổi thơ trong ký ức Minh là sự chăm sóc của các bác đằng ngoại. “Do gia đình nhà bác quá khó khăn nên tôi phải nghỉ học thường xuyên. Hôm nào được đến lớp, tôi tranh thủ mượn sách, vở của bạn cặm cụi ghi bài để lúc đi chăn bò hay xong việc đồng áng tôi lại lấy sách ra đọc và nghiền ngẫm. Không hiểu sao tôi ham đọc sách đến phát nghiện”, bà Minh nhớ lại.

 Năm 1964, tròn 17 tuổi, bà xung phong lên một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai dạy cái chữ cho các cháu đồng bào dân tộc thiểu số. Trong thời gian đó, bà được học lớp văn học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai và lập gia đình với một thầy giáo dạy văn khác. Khi đã yên bề gia thất vợ chồng bà Minh chuyển về thành phố Yên Bái công tác và định cư tại đó.

Bà Minh bảo, ý tưởng thành lập một thư viện đọc sách miễn phí cho các cháu thiếu niên, nhi đồng đã hình thành trong đầu bà từ năm 2005. “Tôi thấy các cháu thiếu nhi bây giờ thiếu nhiều sân chơi quá, nhìn chúng đá bóng, chơi đùa ngoài đường mà thấy bất an vô cùng. Lại còn một số cháu lao vào các trò chơi điện tử vô bổ nữa. Tình cờ một lần nhìn thấy mấy đứa trẻ vùng cao lang thang đứng ngoài cửa sổ ngó vào lớp học với ánh mắt khát thèm chữ mà tôi ứa nước mắt. Ngay hôm đó, tôi về nhà và thực hiện tâm nguyện mở thư viện miễn phí bao năm ấp ủ của mình”.

Vạn sự khởi đầu nan, bà Minh chỉ có vài chục quyển sách do bà tích cóp được từ thời còn dạy học. Để có được một thư viện với hàng nghìn đầu sách, thu hút hàng trăm lượt học sinh vào đọc mỗi ngày như hiện nay, bà Minh đã phải trải qua không biết bao nhiều lời dị nghị. Gia đình bà Minh lúc đầu cũng không ủng hộ vì bà suốt ngày đi tìm sách không có thời gian chăm nom cháu. Hàng xóm xì xào bảo bà mở thư viện ra nhằm thu hút các cháu vào đọc sách để bán được nhiều hàng. “Đấy! Anh nhìn xem nhà bán toàn bột giặt, giấy vệ sinh… thì các cháu mua làm sao được”, bà Minh tâm sự.

Sau vài tháng đi vào hoạt động, thư viện sách của bà có rất nhiều cháu nhỏ vào đọc, ngày đầu các cháu vào đọc về gia đình bố mẹ các cháu còn dò hỏi bà Minh có lấy tiền không? Bà có bắt mua hàng, bánh kẹo không? Khi đã có được lòng tin của bà con lối xóm. Ai đến đọc bà Minh cũng bảo rủ thêm người thân bạn bè đến đọc cho đông vui.

Tính đến nay, sau gần một năm sưu tầm bà Minh đã bỏ ra hơn 50 triệu đồng để mua sách, một số tiền rất lớn đối với một giáo viên đã về hưu như bà. Thư viện từ lúc chỉ có người dân phường Đồng Tâm biết, đến bây giờ đã lan rộng ra các huyện: Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình và toàn thành phố Yên Bái tìm đến trau rồi tri thức.

Thiện nguyện

“Từ ngày thư viện của bà Minh mở ra, trẻ con quanh đây đã bớt đi đánh điện tử, dãi nắng ngoài đường. Nhiều đứa ham mê đọc sách, đọc truyện đến nỗi hôm nào cũng đến nhà bà Minh. Ngay bản thân tôi cũng thấy vui khi thư viện của bà Minh cũng là địa chỉ mà các con tôi luôn lui tới”, bà Hoàng Thị Dung, tổ trưởng tổ dân phố 57 (phường Đồng Tâm) cho biết.

Không chỉ mở thư viện miễn phí cho người đọc, đầu năm học 2009 bà Minh còn tặng 20 bộ sách giáo khoa cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhiều gia đình nghèo thiếu quần áo thì bà cho quần áo. Vào một buổi sáng khi đang tìm sách cho các cháu đọc, bà Minh thấy một chị bán rau cứ lấp ló ngoài cửa. Thấy lạ bà lại gần và ân cần hỏi “Chị tìm ai? Có người quen của chị đang đọc sách ở trong này à?". Chị bán rau than rằng: “Nhà cháu nghèo quá, không có tiền mua sách cho con đọc, nhìn các cháu đọc sách ở đây mà thấy thương cháu quá bà ạ!”.

Nghe song câu chuyện, bà Minh vào nhà lục tìm một hồi. Lát sau, bà mang ra một chồng sách rồi đưa cho chị bán rau mang về cho con học. Ôm trên tay chồng sách giáo khoa cũ mà hai hàng nước mắt chị bán rau lăn dài trên má, đôi môi mấp máy không nói nên lời.

Đầu tháng 4 vừa rồi, bà Minh lặn lội từ thành phố Yên Bái xuống Hà Nội để đăng ký mua 100 bộ sách giáo khoa chuẩn bị tặng cho những trẻ em nghèo vượt khó trên địa bàn của tỉnh trong kỳ nghỉ hè sắp tới. “Tôi dự định năm học tới sẽ lên các trường vùng cao để trao sách cho trẻ em nghèo ở các trường tiểu học, tôi sẽ dành một ngày đầu tiên để trao sách cho trường trẻ mồ côi của tỉnh và góp tiền may đồng phục cho một số trẻ em nghèo hiếu học”, bà Minh chia sẻ dự định.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm